A:
B:それがいいよ。でも、どの
A:Chắc sắp tới tôi thử đến bệnh xét nghiệm xem sao. Thỉnh thoảng tôi bị tức ngực, nên lo quá.
B:Nên làm thế, nhưng bệnh viện nào thì tốt nhỉ. ( vế này tạm không dịch)
Trước khi quay lại trả lời nên chọn phương án a hay b trong ví dụ trên, mình sẽ giải thích sự khác biệt. Gọi A là mệnh đề trước, B là mệnh đề sau, ta sẽ có:
Aた上でB
Aた上でB diễn tả ý nghĩa A là hành động trước phải làm, sau đó mới làm hành động B. Khi người nói sử dụng cách nói này, ý nghĩa ràng buộc giữa hai hành động khá mạnh, nói cách khác, nếu không thực hiện hành động A thì không thực hiện hành động B. Ví dụ:
ちゃんと
Hãy xác nhận đúng nội dung rồi mới ký!
Câu trên người nói muốn quan trọng hoá việc đọc xác nhận giấy tờ trước khi ký nên đã sử dụng cách nói Aた上でB để thể hiện điều đó.
Một lưu ý trong cách dùng này:
Cả hai hành động của vế A và B đều là hành động của con người. Ở đây có hàm ý của tư duy một cách logic, sắp xếp trình tự hành động cần thiết, sẽ rất thiếu tự nhiên khi điều đó xuất phát từ con vật.
Aた上にB
Aた上にB diễn tả ý nghĩa không chỉ có hành động A, nhưng “hơn nữa” còn có thêm B, nếu trong ý nghĩa tiêu cực bạn có thể hiểu “đã A rồi, lại còn B”. Trong bối cảnh một trạng thái hay sự việc nào đó xảy ra nhưng lại có một sự việc khác xảy ra tiếp theo gây ảnh hưởng thêm vào đó. Ví dụ:
昨日は雨が降った上に
Hôm qua trời đã mưa, nhiệt độ còn thấp nữa, nên không dám ra ngoài.
Trở lại với ví dụ ban đầu, người B đang cố gắng khuyên người A nên điều tra thông tin về bệnh viện nào tốt trước, rồi sau đó hãy đi xét nghiệm. Như vậy sẽ hợp lý hơn, nên đáp án đúng sẽ là a.