in Tiếng Nhật tổng hợp

Bất biến trong tiếng Nhật: phân biệt 3 cách sử dụng của きり

Hôm nay mình trở lại với chủ đề bất biến, nhưng thể hiện dưới một mẫu ngữ pháp khác đó là きり (kiri). Như đã nhấn mạnh nhiều ở các bài học trước, bất biến thể hiện ý nghĩa một sự vật sự việc nào đó giữ nguyên trạng thái không đổi một thời gian dài (BẤT là không, BIẾN là biến đổi, BẤT BIẾN là không biến đổi).

Trở lại với きり trong ý nghĩa bất biến đó, chúng ta có 3 cách sử dụng như sau:

Cách sử dụng thứ 1: Khi きり đi với danh từ.

Công thức: [Danh từ] + きり

Ý nghĩa: chỉ có [danh từ]

“Chỉ có + [danh từ]” cũng là một khía cạnh của bất biến. Vì xét cho cùng, đó là ý nghĩa duy trì một đối tượng không đổi, không tăng thêm, không bớt đi, mà “chỉ” giữ nguyên một phạm vi, giới hạn chừng đó. Ví dụ:

悲しいとき ひとりきりに なりたい 気持ちは 当然とうぜんだけど、ともだちに そうだんするのが よい。

Tâm trạng muốn ở chỉ một mình khi buồn là điều bình thường, nhưng tốt hơn là nên nói chuyện với bạn bè.

Trong câu trên, ひとりきり có nghĩa là chỉ một mình, ý nghĩa bất biến ở đây là không thay đổi về “số người” khi buồn. Chỉ một mình mà thôi. Bạn cùng xem một ví dụ khác nhé:

人生じんせい一度いちどきりですから、自分じぶんきなことをしたほうがいい。

Đời người chỉ có một lần, nên hãy làm điều mình yêu thích.

Trong câu trên, 一度きり có nghĩa là chỉ một lần, ý nghĩa bất biến ở đây là không thay đổi về “số lần” của đời người. Sống chỉ một lần mà thôi.

Cách sử dụng thứ 2: Khi きり đi với dạng liên dụng của động từ.

Công thức: [Động từ thể ます nhưng bỏ ます] + きり

Ý nghĩa: chỉ mải làm [động từ]

Cứ sau mỗi công thức mình lại muốn nhắc lại ý nghĩa bất biến nằm ở đâu để khắc sâu cho bạn kiến thức cần nhớ. Trong cách dùng này, ý nghĩa bất biến nằm ở chỗ nhấn mạnh một hành động mà chủ thể cứ thực hiện hoài mà không làm việc khác. Ví dụ như:

かれは 38歳なのに 両親に たよりきりです。

Anh ấy 38 tuổi rồi mà vẫn cứ nhờ cậy cha mẹ.

Thật ra không quá khó khăn để áp dụng cách dùng này. Trong câu trên động từ 頼る(たよる) ở thể ます là たよります khi kết hợp với きり thì trở thành たよりきり với ý nghĩa bất biến là “cứ mãi nhờ vả cha mẹ”. Bạn cùng xem một ví dụ khác nhé:

かれは さいきん しごとに かかりきりです。

Dạo này anh ấy cứ làm việc mải.

しごとにかかる là một cụm từ ý nghĩa “làm việc”. Tính bất biến trong câu trên là anh chàng “cứ làm việc mãi” mà không chú tâm đến việc gì khác.

Cách sử dụng thứ 3: Khi きり đi với dạng quá khứ của động từ và phủ định theo sau.

Công thức: [Động từ thể た] + きり … ない

Ý nghĩa: đã làm [động từ] mà không …

Cách dùng này là cách dùng dễ thấy và phổ thông nhất, đặc biệt đôi khi xuất hiện trong các đề thi năng lực Nhật ngữ. Có hai dấu hiệu quan trọng bạn cần nhận biết trong cách dùng này. Thứ nhất đó là thể quá khứ た và thứ hai là phủ định theo sau. Hai yếu tố này làm cho ý nghĩa bất biến được hiểu là: đã làm [động từ] mà không [phủ định]. Ví dụ như:

彼女は 5ねん前に 家をでたきりで、 その後 なんの消息しょうそくありません

Cô ấy ra khỏi nhà 5 năm trước, kể từ đó bặt vô âm tín.

Điều bất biến (không thay đổi) ở đây là cô ấy “vẫn/cứ ra khỏi nhà”. Đôi khi bất biến không có nghĩa là kéo dài hành động, nhưng còn là giữ lại tình trạng của hành động mà không có dấu hiệu thay đổi. Thế nên, những ví dụ trong cách dùng này thường mang ý nghĩa [động từ] là lần cuối cùng thực hiện và sau đó không còn xảy ra nữa. Thêm một ví dụ khác nhé:

そのおとこの人は、もりはいったきりかえってきませんでした。

Người đàn ông đó đã vào rừng và không quay trở lại.

Ý nghĩa bất biến vẫn còn một vài điểm ngữ pháp nữa. Các bạn đón xem những bài học sau nhé.

Viết bình luận

Comment