Tôi chép vào vở giống những gì viết trên bảng.
Hai câu trên đều có ý nghĩa người nói chép toàn bộ nội dung viết trên bảng vào tập vở. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là chép toàn bộ thì chúng ta chỉ cần dùng “zenbu”, nhưng nếu bạn muốn nhấn mạnh việc chép lại một cách chính xác và y hệt thì ta dùng “sokkuri”. Bạn lưu ý một vài ý nghĩa trong cách dùng của “sokkuri” như sau:
A. Dùng “Sokkuri” khi đề cập nhiều đến các chi tiết.
Mời bạn xem một vài ví dụ sau:
ボーナスを そっくり
Tôi giao toàn bộ tiền thưởng cho vợ.
Khi dùng với “sokkuri”, người nói hàm ý sẽ giao toàn bộ và chính xác số tiền mà anh ta được thưởng cho vợ của mình.
Một ví dụ khác như là:
Tôi sẽ thay toàn bộ cái cũ thành cái mới.
Người nói sẽ thay tất cả các bộ phận cũ thành mới hoàn toàn, không ngoại trừ bộ phận nào.
B. “Sokkuri” diễn tả sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điều kiện vốn có của nó.
Với ý nghĩa như thế, người nói cũng muốn nhấn mạnh tình trạng của sự vật đó cũng không biến đổi, vẫn y nguyên trạng thái ban đầu. Ví dụ:
子供の時住んでいたうちが 今も そっくり 残っている。
Ngôi nhà tôi sống hồi nhỏ bây giờ vẫn còn (y nguyên).
Hoặc là:
Những khu phố cổ ở Takayama vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Hai ví dụ trên cho thấy “sokkuri” được sử dụng khi tình trạng của của sự vật vẫn được giữ nguyên như trước đây. Nếu dùng “zenbu” trong câu này, về ngữ pháp cũng không hề sai, nhưng sẽ làm mất đi ý nghĩa “tình trạng còn nguyên vẹn” của sự vật.
C. Không nên dùng “sokkuri” trong ví dụ sau vì trạng thái của sự vật đã bị biến đổi.
Ví dụ:
Không nên nói
りんごが そっくり さくってしまった。
Mà nói
りんごが
Tất cả mấy trái táo này hư hết rồi.
Dziên Hồng
So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Sudeni và Mou
Đọc tiếp
So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Tabitabi
Đọc tiếp
So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Jouzu ni
Đọc tiếp
So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Takusan
Đọc tiếp
Hai trạng từ tiếng Nhật Yoku và Hakkiri giống và khác nhau như thế nào?
Đọc tiếp
Hai trạng từ tiếng Nhật: yoku và Juubun ni, giống và khác nhau như thế nào?
Đọc tiếp