in Tiếng Nhật tổng hợp

Các trạng từ đi cùng với thể phủ định – とうてい。。ない・ちっとも。。ない

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề So sánh trạng từ tiếng Nhật căn bản.
“toutei…nai” và “chittomo…nai” bạn có thể dịch là “chẳng/không…chút nào”. Nó đều mang ý nghĩa phủ định cho câu. Ví dụ:

この問題もんだいは私にはとうていわかりません

この問題もんだいは私にはちっともわかりません

Tôi không hiểu vấn đề này chút nào cả.

Thực ra trong câu trên, người nói vẫn có thể chỉ cần nói đơn giản この問題は私にはわかりません – Tôi không hiểu vấn đề này, tuy nhiên việc bổ sung trạng từ vào khiến cho phủ định của câu trở nên mạnh mẽ hơn, dạng như muốn nói “đến một chút cũng không”.

Dầu mang ý nghĩa tương tự như thế, nhưng “toutei…nai” và “chittomo…nai” cũng có một số khác biệt như sau:

“toutei…nai” được dùng khi người nói nhận thấy một việc gì đó là hoàn toàn không thực hiện được.

Việc hoàn toàn không thực hiện ở đây có nghĩa là sự tin quyết của người đó với sự việc trong tương lai (chuyện đó sẽ không thể nào xảy ra được). Do đó, không dùng “toutei…nai” trong thì quá khứ, vì người nói đang ám chỉ một việc trong tương lai. Ví dụ:

いくらがんばっても彼はとうてい合格ごうかくできないと思います。

いくらがんばっても彼はちっとも合格ごうかくできないと思います。

Tôi nghĩ dù cố gắng bao nhiêu đi nữa thì nó cũng không đậu đâu.

Câu trên, người nói muốn nói rằng, anh chàng này có cố gắng thế nào đi nữa thì trong tương lai cũng sẽ không thể đậu được.

“chittomo…nai” được dùng khi người nói mong đợi một điều gì đó xảy ra nhưng lại nhận thấy tình hình không có gì thay đổi so với trước đây.

Ví dụ:

彼はちっとも手紙てがみをくれないかった。

彼はとうてい手紙てがみをくれないかった。

Anh ấy đã không gửi cho tôi lá thư nào cả.

Ví dụ trên, điều người nói mong đợi là nhận được thư từ anh ấy, nhưng thực tế chẳng nhận được gì cả, khi đó dùng “chittomo…nai” là thích hợp. Hoặc ví dụ khác tương tự như là:

彼は来るといいながら、ちっともない

彼は来るといいながら、とうていない

Anh ấy nói là sẽ đến nhưng chả đến gì cả.

“toutei…nai” có thể được sử dụng trong câu khẳng định, nhưng phải đi cùng với từ mang ý nghĩa phủ định (thực chất là phủ định).

Một số trường hợp ý nghĩa phủ định được thể hiện bằng một câu khẳng định, khi đó bạn sẽ không bắt gặp ない vì bản thân ý nghĩa của từ đã phủ định rồi. Ví dụ:

明日出かけるのはとうてい不可能ふかのうだ。

Việc ra đi ngày mai là hoàn toàn không thể.

彼にはとうてい無理むり

Anh ấy hoàn toàn không thể làm được.

Ngay trong từ 不可能 và 無理 đã chứa ý nghĩa phủ định rồi, nên sự xuất hiện của とうてい cũng hoàn toàn hợp lý. Khẳng định mà lại phủ định, tiếng Nhật cũng thật là phong phú.

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề So sánh trạng từ tiếng Nhật căn bản.


So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Sudeni và Mou

Bài viết này mình sẽ so sánh cách sử dụng và ý nghĩa của hai trạng từ tiếng Nhật: Sudeni (すでに) và Mou (もう). Trước hết mời bạn xem qua một ví ...
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Tabitabi

Đây đã là bài viết thứ năm liên quan đến trạng từ Yoku (よく), bài này chúng ta sẽ so sánh "yoku" với trạng từ "Tabitabi" (たびたび). Cả hai trạng từ ...
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Jouzu ni

Tiếp tục nói về Yoku (よく), trong bài này mình sẽ so sánh sự khác nhau giữa Yoku (よく) và Jouzu ni (上手に)。Hai trạng từ này, thường hay được sử dụng trong ...
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Takusan

Bất kỳ bạn nào học tiếng Nhật đến trình độ sơ cấp, đều sẽ nói được ngay nghĩa của Yoku (よく) và Takusan (たくさん). Một cách nôm na, nhiều bạn ...
Đọc tiếp

Hai trạng từ tiếng Nhật Yoku và Hakkiri giống và khác nhau như thế nào?

Hôm nay mình tiếp tục phân biệt sự khác nhau giữa một số trạng từ tiếng Nhật thông dụng. Bài này sẽ nói về Yoku (よく) và Hakkiri (はっきり). Nếu bạn ...
Đọc tiếp

Hai trạng từ tiếng Nhật: yoku và Juubun ni, giống và khác nhau như thế nào?

Bài viết này mình sẽ tiếp tục so sánh những điểm giống và khác nhau trong các trạng từ tiếng Nhật. Hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến 2 ...
Đọc tiếp

Viết bình luận

Comment