in Tiếng Nhật tổng hợp

Các trạng từ diễn tả ý kiến, thái độ người nói – phân biệt かならず・きっと

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề So sánh trạng từ tiếng Nhật căn bản.
Cả “kanarazu” và “kitto” đều diễn tả khả năng chắc chắn xảy ra của một hiện tượng hay hành động nào đó. Tuy nhiên, cách dùng của mỗi trạng từ cũng có một số ý nghĩa khác biệt. Mời bạn xem ví dụ sau, cùng một cấu trúc diễn đạt nhưng chỉ khác nhau ở hai trạng từ này:

郵便局ゆうびんきょくかなら9時にひらきます。

郵便局ゆうびんきょくきっと9時にひらきます。

Bưu điện chắc chắn sẽ mở cửa vào lúc 9 giờ.

Trong câu trên, khi dùng “kanarazu”, người nói phải dựa trên một cơ sở nhất định trước khi phát biểu, nên đây là phát biểu của lý trí có căn cứ. Nếu dùng “kitto” người nói chỉ suy đoán khả năng xảy ra của sự việc nhưng không chắc chắn, chỉ đơn thuần là phát biểu cảm tính mà thôi. Tương tự, bạn xem ví dụ sau:

このくすりを飲むと必ずなおります。

このくすりを飲むときっとなおります。

Nếu uống thuốc này anh chắc chắn sẽ hết bệnh.

Nếu bạn là bác sĩ và phát biểu như trên, chắc chắn sẽ đem lại cho bệnh nhân hai cảm giác khác nhau. Với “kitto naorimasu”, bệnh nhân sẽ nghĩ mình sẽ khỏi bệnh nhưng có vẻ không chắc chắn lắm. Nhưng với “kanarazu”, bệnh nhân sẽ cảm thấy tin tưởng lời bác sĩ nói hơn.

Đi sâu hơn một chút, nếu là trong trường hợp thể hiện mục đích mạnh mẽ của người nói, thì việc bạn dùng “kanarazu” hay “kitto” cũng không khác biệt gì nhiều. Lý do, ngôn ngữ chỉ là công cụ, người nói muốn sử dụng một công cụ mạnh mẽ hơn để thể hiên sự chắc chắn mà thôi. Ví dụ:

私はあした必ず行きます。

私はあしたきっと行きます。

Ngày mai chắc chắn tôi sẽ đi.

Câu trên, khi phát biểu như thế, là bạn đang thể hiện ý chí quyết tâm của cá nhân bạn là “chắc chắn sẽ đi”, nên điều đó không có cơ sở khách quan nào để biết chắc trước, đó chỉ là sự quyết tâm của riêng bạn muốn thể hiện cho người nghe thấy mà thôi.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng không phải cho mình, mà là cho người khác dưới dạng mệnh lệnh, sai khiến thì sắc thái của câu sẽ có khác. Ví dụ:

必ずもってきてください。

きっともってきてください。

Chắc chắn hãy mang nó đến nhé!

Vì là sử dụng cho người khác, nên với “kanarazu” người nói sẽ thể hiện ý muốn mạnh mẽ hơn buộc người khác phải làm theo ý mình, còn với “kitto”, câu nói mang sắc thái nhẹ hơn diễn tả sự mong muốn hay hy vọng người nghe sẽ thực hiện hành động đó.

Ý nghĩa căn bản của “kanarazu” và “kitto” là như vậy, từ đó cũng dẫn đến hai lưu ý sau đây:

1.”Kanarazu” được dùng trong tình huống một sự việc chắc chắn là đúng hoặc chắc chắn sẽ xảy ra.

Trong trường hợp này, nếu dùng “kitto” câu nói sẽ mất tự nhiên. Ví dụ:

1たす1は必ず2になります。

1たす1はきっと2になります。

Một với một chắc chắn là hai.

…nên đó có thể là những nguyên tắc, quy luật tất nhiên nào đó…

アメリカでは、4年ごとに必ず大統領選挙だいとうりょうせんきょがある。

アメリカでは、4年ごとにきっと大統領選挙だいとうりょうせんきょがある。

Ở Mỹ, cứ 4 năm lại bầu cử tổng thống.

2.Ngược lại, trong trường hợp mang tính giả định, không nên dùng “kanarazu” mà phải dùng “kitto”

佐藤さとうさんはずいぶんやせたね。きっと病気びょうきだ。

佐藤さとうさんはずいぶんやせたね。必ず病気びょうきだ。

Chị Sato ốm đi nhiều nhỉ. Chắc là chị ấy bị bệnh.

Nếu những câu giả định như trên mà bạn dùng “kanarazu”, thì chẳng khác nào biến mình thành “thánh phán”, nói như đúng rồi! 🙂

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề So sánh trạng từ tiếng Nhật căn bản.


So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Sudeni và Mou

Bài viết này mình sẽ so sánh cách sử dụng và ý nghĩa của hai trạng từ tiếng Nhật: Sudeni (すでに) và Mou (もう). Trước hết mời bạn xem qua một ví ...
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Tabitabi

Đây đã là bài viết thứ năm liên quan đến trạng từ Yoku (よく), bài này chúng ta sẽ so sánh "yoku" với trạng từ "Tabitabi" (たびたび). Cả hai trạng từ ...
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Jouzu ni

Tiếp tục nói về Yoku (よく), trong bài này mình sẽ so sánh sự khác nhau giữa Yoku (よく) và Jouzu ni (上手に)。Hai trạng từ này, thường hay được sử dụng trong ...
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Takusan

Bất kỳ bạn nào học tiếng Nhật đến trình độ sơ cấp, đều sẽ nói được ngay nghĩa của Yoku (よく) và Takusan (たくさん). Một cách nôm na, nhiều bạn ...
Đọc tiếp

Hai trạng từ tiếng Nhật Yoku và Hakkiri giống và khác nhau như thế nào?

Hôm nay mình tiếp tục phân biệt sự khác nhau giữa một số trạng từ tiếng Nhật thông dụng. Bài này sẽ nói về Yoku (よく) và Hakkiri (はっきり). Nếu bạn ...
Đọc tiếp

Hai trạng từ tiếng Nhật: yoku và Juubun ni, giống và khác nhau như thế nào?

Bài viết này mình sẽ tiếp tục so sánh những điểm giống và khác nhau trong các trạng từ tiếng Nhật. Hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến 2 ...
Đọc tiếp

Viết bình luận

Comment