in Tiếng Nhật tổng hợp

Cách nói “thêm vào, bổ sung vào…” trong tiếng Nhật

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Hại não với ngữ pháp tiếng Nhật trung cấp [N2].

Trong giao tiếp hằng ngày, ngay cả đối với tiếng Việt, sẽ rất nhiều khi bạn muốn bổ sung thêm một ý nào đó bên cạnh ý đã có trước. Đây là cách diễn đạt nhấn mạnh yếu tố mà bạn muốn bổ sung vào. Nó thường xuất hiện trong cả văn nói và văn viết với lối diễn đạt kiểu như là “cái đó cũng có, hơn nữa ngoài ra cũng có ~”, “thêm vào đó là ~”, “chuyện đó đương nhiên rồi nhưng thêm vào đó là ~”. Bài viết này sẽ trình bày những điểm ngữ pháp tiếng Nhật giúp bạn những lúc cần diễn đạt như thế.

1.~も~ば~も / ~も~なら~も (~mo ~ ba ~ mo/~mo ~ nara ~ mo)

~mo ~ ba ~ mo là cách nói “~ cũng ~ cũng” quen thuộc. Kiểu như “điện thoại cũng không có mà tivi cũng không có”. Với cách nói này, sự việc phía sau có khuynh hướng giống/cùng loại với sự việc phía trước. Trong trường hợp liệt kê, vì ý trước và sau có thể giống nhau và cũng có thể đối nghịch nhau.

Công thức:

N1 も~ば、N2 も~

N1 も~なら、N2 も~

Bạn hãy xem qua một vài ví dụ sau để rõ hơn:

彼の家はまずしく、電話でんわなけれ、テレビない。

Nhà của anh ta nghèo, điện thoại cũng không có mà Tivi cũng không có.

人間にんげんにはいいときあれわるいときある。

Con người cũng có lúc tốt cũng có lúc xấu.

明日は数学すうがく試験しけんあれ、レポート提出ていしゅつしなければならないので、 今晩こんばんられそうもない。

Ngày mai cũng có thi toán và cũng phải nộp báo cáo nữa, nên tối nay có lẽ là không thể ngủ được.

りんごにはいろいろな種類しゅるいがある。あかいのあれ黄色きいろいのある。

Táo cũng có nhiều loại, cũng có táo màu đỏ cũng có táo màu vàng.

2. ~うえ(に)(~ue ni)

~ue ni là cách nói có ý nghĩa “hơn nữa, thêm vào đó”, trong đó sự việc phía sau sẽ mang tính cộng hưởng với sự việc phía trước. Lưu ý với điểm ngữ pháp này, cuối câu không dùng cho các hình thức mệnh lệnh, cấm đoán, nhờ vả, rủ rê…

Công thức:

連体修飾型れんたいしゅうしょくがた (Một mệnh đề bổ nghĩa) + うえ(に)

Mời bạn qua một số ví dụ sau:

タべはみちまよったうえにあめにもられて大変たいへんでした。

Tối hôm qua đã bị lạc đường, thêm vào đó còn bị mưa ướt nữa, thật là vất vả.

彼のはなしなが上に要点ようてんがはっきりしないから、聞いている人はつかれる。

Câu chuyện của anh ta nói thì dài, hơn nữa vì điểm cốt yếu không rõ ràng, cho nên người nghe bị mệt.

日本は家がせまうえに物価ぶっかたかく、 とてもらしにくい。

Ở Nhật nhà thì hẹp, thêm vào đó vật giá đắt đỏ nên rất khó sống.

人がきていくうえにあいはなくてはならないものだ。

Con người sống, hơn nữa cần phải có tình yêu.

3. ~はもちろん (~wa mochiron)

~はもちろん (~wa mochiron) là ngữ pháp tiếng Nhật có ý nghĩa “đây là một chuyện đương nhiên không bàn cãi”. Những ý theo sau thường sẽ cộng thêm ý nghĩa cho câu.

Công thức:

N + は もちろん

Mời bạn xem qua một vài ví dụ:

復習ふくしゅうはもちろん予習よしゅうもしなければなりません。

Ôn tập là đương nhiên, nhưng phải chuẩn bị bài trước ở nhà.

このカバン、いいでしょう。値段ねだんはもちろん便利べんりさも気に入っているのよ。

Cái túi này được, đúng không? Giá cả thì đương nhiên rồi, nhưng tôi thấy nó cũng tiện đó.

彼女は勉強べんきょうについてはもちろんのこと、私生活しせいかつ問題もんだいまで何でも相談そうだんできる先輩せんぱいだ。

Chị ấy là một tiền bối mà có thể thảo luận được mọi thứ, việc học hành thì khỏi phải nói rồi, ngay cả những vấn đề riêng tư.

浅草あさきらというまち日曜にちよう祭日さいじつはもちろん平日へいじつもにぎやかだ。

Khu phố có tên là Asakura, thì ngày Chủ Nhật và ngày lễ thì khỏi phải nói rồi, ngày trong tuần cũng nhộp nhịp nữa.

4. ~はもとより (wa motoyori)

~はもとより (wa motoyori) là ngữ pháp tiếng Nhật được sử dụng với ý nghĩa “~đương nhiên rồi, ngoài ra cũng ~”. Cách nói này được sử dụng trong văn viết và lối nói nghiêm trang.

Công thức:

N + は もとより

Mời bạn xem qua một vài ví dụ sau:

彼は英語えいごはもとより、ベトナム語もはなせる。

Anh ấy tiếng Anh thì khỏi phải nói, ngoài ra còn nói được tiếng Việt Nam nữa.

最近さいきんの日本の若者わかもの女性じょせいはもとより男性も化粧品けしょうひん興味きょうみをもっているようです。

Giới trẻ Nhật Bản gần đây, nữ thì khỏi phải nói ngoài ra dường như nam giới cũng có sở thích dùng mỹ phẩm nữa.

アジアでは、日本はもとより、多くの国がこの大会たいかい成果せいか期待きたいしている。

Ở Châu Á, Nhật Bản thì khỏi phải nói rồi, nhiều quốc gia cũng đang mong đợi thành quả của đại hội lần này.

5. ~に加えて (ni kuwaete)

~に加えて (ni kuwaete) là ngữ pháp tiếng Nhật có nghĩa là “thêm vào đó”. Vế sau sẽ bổ sung thêm ý nghĩa cho vế đầu.

Công thức:

N + に加えて

Mời bạn xem qua một vài ví dụ sau:

この商品しょうひん性能せいのうに加えて価格かかく手頃てごろなので、人気にんきがあります。

Sản phẩm này tính năng tốt, thêm vào đó vì giá cả phải chăng nên được ưa chuộng.

日本のなつあついのに加えて湿気しっきおおくてごしにくい。

Mùa hè Nhật Bản đã nóng, thêm vào đó là độ ẩm nhiều nên rất khó chịu.

台風たいふうちかづくにつれ、大雨おおあめに加えてかぜつよくなってきた。

Cơn bão đang gần kề, cộng với mưa lớn nên gió cũng rất mạnh.

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Hại não với ngữ pháp tiếng Nhật trung cấp [N2].


Thể hiện sự quả quyết bằng tiếng Nhật

Bài này mình sẽ liệt kê những điểm ngữ pháp tiếng Nhật giúp bạn thể hiện một quyết định mang tính dứt khoát, quả quyết bằng những cách biểu đạt thích hợp. Trong rất nhiều ngữ cảnh thường ngày, bạn sẽ cần đến nó để ...
Đọc tiếp

Những cách nói rủ rê, khuyên bảo, cấm đoán trong tiếng Nhật

Khi bạn muốn rủ rê, khuyên bảo, hay cấm đoán ai đó làm một việc gì đó, bạn sẽ sử dụng những cách nói thế nào? Rõ ràng có những mức độ cho vấn đề này, bài viết sẽ sắp xếp các điểm ngữ pháp ...
Đọc tiếp

Cách diễn đạt ý nghĩa “giới hạn, phạm vi” trong tiếng Nhật

Bài này mình sẽ trình bày những điểm ngữ pháp tiếng Nhật diễn đạt ý nghĩa một giới hạn hay một phạm vi nào đó mà sự việc diễn ra. Khi dịch ra tiếng Việt, nó thường được nói kiểu như "trong suốt....", "toàn bộ...", "trong giới ...
Đọc tiếp

Cách diễn đạt ý nghĩa “khởi điểm…kết thúc điểm” trong tiếng Nhật

Ý nghĩa "khởi điểm/kết thúc điểm" nghe có vẻ khó hiểu với nhiều bạn. Thực ra đây cũng chỉ là một cách nói rất thường xuyên bắt gặp hay sử dụng trong giao tiếp. Đó là khi bạn muốn nói "trước tiên là kể đến...ngoài ...
Đọc tiếp

Cách nói “thêm vào, bổ sung vào…” trong tiếng Nhật

Trong giao tiếp hằng ngày, ngay cả đối với tiếng Việt, sẽ rất nhiều khi bạn muốn bổ sung thêm một ý nào đó bên cạnh ý đã có trước. Đây là cách diễn đạt nhấn mạnh yếu tố mà bạn muốn bổ sung vào ...
Đọc tiếp

Cách nói “không chỉ…mà còn…” trong tiếng Nhật

Ở bài trước, mình đã nói về cách diễn đạt ý nghĩa hạn định trong tiếng Nhật. Bài này sẽ đề cập đến ý nghĩa không hạn định. Không hạn định ở đây có nghĩa là, khi bạn muốn nói không chỉ có phạm vi ...
Đọc tiếp

Cách diễn đạt ý nghĩa hạn định trong tiếng Nhật

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ tiếp tục trình bày những điểm ngữ pháp trung cấp (tương đương trình độ JLPT N2) xoay quanh chủ đề "hạn định trong tiếng Nhật". Hạn định có nghĩa là giới hạn được định bởi chủ ý của ...
Đọc tiếp

Diễn đạt đối tượng của động tác trong tiếng Nhật như thế nào?

Chào các bạn, bài này sẽ liệt kê những điểm ngữ pháp trung cấp với ý nghĩa diễn đạt đối tượng của động tác/sự vật/sự việc trong tiếng Nhật. Trong quá trình giao tiếp, sẽ có lúc bạn muốn nói những dạng câu như "về ...
Đọc tiếp

Viết bình luận

Comment