Từ những bài tiếp theo bàn về danh sách các đại từ chỉ định trong tiếng Nhật nói chung, mình sẽ gọi tắt đó là hệ thống Ko-so-a-do cho gắn gọn và tiện theo dõi, mời bạn xem lại bảng hệ thống Ko-so-a-do đó như sau:
Chỉ vật | Địa điểm | Hướng | Người | Hạn định | Tính chất | Trạng thái | |
こ | これ | ここ | こちら
こっち |
こいつ | この | こんな | こう |
そ | それ | そこ | そちら
そっち |
そいつ | その | そんな | そう |
あ | あれ | あそこ | あちら
あっち |
あいつ | あの | あんな | ああ |
ど | どれ | どこ | どちら
どっち |
どいつ | どの | どんな | どう |
Về nhóm đầu tiên, nhóm Kore-sore-are-dore (in đậm) chuyên dùng để chỉ sự vật.
Khi sự vật gần với người nói thì dùng これ (kore). Ví dụ:
これは
Đây là tờ báo.
Khi sự vật gần với người nghe thì dùng それ (sore). Ví dụ:
それは 何ですか。
Cái đó là cái gì?
Trong đối thoại, do có sự thay vai giữa người nói và người nghe (từ người nói thành người nghe và ngược lại) kèm theo sự tương ứng vị trí vật được chỉ so với người nói nên việc dùng đại từ cũng phải thay đổi theo. Ví dụ:
A:それは なんですか。
B:これは えんぴつです。
A:Cái đó là cái gì?
B:Cái này là viết chì.
Như bạn thấy, cây viết chì không ở phía người A mà ở phía người B, nên với người A sẽ là それ và với người B sẽ là これ.
Khi những vật ở vị trí cách xa cả người nói lẫn người nghe thì dùng あれ. Ví dụ:
あれは ハノイ
Kia là ga Hà Nội.
Các từ thuộc về nhóm này, về nguyên tắc không thể dùng chỉ người. Nhưng đặc biệt, trường hợp khi để giới thiệu một người nào trong ảnh, hay khi giới thiệu những người thân thuộc bậc thấp hơn mình với người người khác, thì cũng có thể sử dụng được. Ví dụ:
これが
Đây là con gái tôi. Mong được ông giúp đỡ.
Hoặc, bạn chỉ lên tấm ảnh và nói:
あれが日本のゆうめいな
Kia là một ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản.
Cuối cùng, khi hỏi về một vật nào đó trong nhiều vật khác (với ý nghĩa “cái nào?”) thì dùng どれ. Ví dụ:
あなたの
Xe đạp của cậu là chiếc nào?
Nhóm này mang một ý nghĩa riêng so với các nhóm khác nhưng về căn bản nó bị chi phối ngay từ đầu bởi hệ thống Ko-so-a-do theo chiều ngang. Các nhóm khác cũng bị chi phối tương tự như vậy.