in Tiếng Nhật tổng hợp

Những lưu ý về thể phủ định của tính từ -i

Có thể bạn xem đây là một bài viết rất căn bản về tính từ trong tiếng Nhật, nhưng mình sẽ liệt kê và mở rộng cái điều căn bản này để ghi nhớ một cách sâu sắc và có hệ thống hơn, cụ thể là về thể phủ định của tính từ -i.

Như bạn đã biết, khi bạn gắn 〜くない vào cuối của một tính từ い sẽ biến nó thành phủ định. 難し nghĩa là “khó” thì 難しくない nghĩa là “không khó”.

Những điều cơ bản về 〜くない

Sự hình thành của 〜くない cần được hiểu một cách chậm rãi thế này. Để hình thành thể 〜くない, bạn đơn giản là bỏ đuôi 〜い của tính từ, và thay thế nó bằng 〜く (khi đó tính từ trở thành thể く). Điều này cho phép tính từ い đó được gắn với một từ khác hay một yếu tố ngữ pháp khác, trong trường hợp này, nó gắn với 〜ない. Ví dụ:

難し + く + ない = 難しくない

Cách thức hình thành này áp dụng cho hầu hết các tính từ い, ngoại trừ いい, phủ định của いい sẽ trở thành よくない.

〜くない trong quá khứ

〜くない cũng được sử dụng trong thì quá khứ (hay còn gọi là thể 〜かった). Để làm vậy bạn chỉ cần thay thế đuôi い của ない thành 〜かった.  Ví dụ:

難しくない = 難しくなかった

Thể lịch sự

Sự lịch sự trong tiếng Nhật thường được đánh dấu ở cuối câu bằng những cách như です hay 〜ます. Và nếu như bạn có một câu kết thúc bằng tính từ -i, và bạn muốn nâng nó lên thành một cách nói lịch sự, hãy sử dụng những cách đó.

Lựa chọn thứ nhất là bạn thêm です vào sau hậu tố phủ định 〜ない. Cách nói này rất phổ biến trong đối thoại lịch sự.

難しくないです
Nó không khó (lịch sự)

Một lựa chọn thay thế khác, bạn có thể biến toàn bộ khối 〜ないです này thành 〜ありません. Tuy nhiên, cách này thì phổ biến trong văn viết hơn là văn nói. Ví dụ:

難しくありません
Nó không khó (lịch sự)

Khi đặt thể phủ định của tính từ -i vào trong câu

Thực tế, nó cũng giống như một tính từ -i ở dạng khẳng định vậy, phủ định của tính từ -i có thể xuất hiện vào cuối câu hoặc ngay trước một danh từ.

あの芸人げいにんは面白くない。
Diễn viên đó không thú vị.

Trong ví dụ trên, phủ định tính từ -i là 面白くない (không thú vị) đang mô tả tính chất của あの芸人 (diễn viên đó)

Một ví dụ khác, khi đặt ngay trước một danh từ nó sẽ bổ nghĩa cho danh từ đó, và nguyên cụm danh từ đó có thể đóng vai trò như là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

面白くない芸人が、苦くないコーヒーを作った。
Diễn viên không vui pha cà phê không đắng.

(câu ví dụ hơi dở tí)

Ở đây, 面白くない芸人 đóng vai trò là chủ ngữ, còn 苦くないコーヒー đóng vai trò tân ngữ.

Ngoài những điều cơ bản về 〜くない

Phần này mình sẽ bàn sâu hơn về cách dùng 〜くない, nhưng không hề hiếm gặp, chắc chắn sẽ có lợi cho những bạn nào đã nắm vững kiến thức cơ bản mà mình đã trình bày ở trên.

Bạn có biết, trợ từ は có thể được đặt giữa thể く và ない để thể hiện sự tương phản.

Như đã nói, 〜くない và 〜くありません cũng mang ý nghĩa như nhau, nhưng bạn cần nhớ rằng, nó là sự kết hợp giữa thể 〜く và một yếu tố phủ định. Thế nên, giữa chúng, bạn có thể linh đông “nhét” trợ từ は vào, khi đó câu sẽ mang sắc thái tương phản. Bạn sẽ hiểu rõ hơn qua ví dụ:

おいしくはない
Không ngon (nhưng)…

おいしくはありません
Không ngon (nhưng)…

Để dễ hiểu hơn, có thể minh họa thế này. Hãy tưởng tượng rằng bạn của bạn đang cảm thấy hơi ốm. Bạn tình cờ có một loại trà chữa cảm lạnh tuyệt vời, nhưng vấn đề là, nó có vị rất kinh khủng. Khi đưa nó cho cô ấy/anh ấy, bạn có thể nói:

おいしくないけど、体にいいよ。
Nó không ngon đâu, nhưng tốt cho cơ thể!

Bằng cách thêm trợ từ は vào giữa, nó sẽ tạo sắc thái rằng, điều bạn nói sẽ tương phản với một cái gì đó khác. Trong trường hợp này, là tương phản giữa vị không ngon (おいしくはない) với tốt cho cơ thể (体にいい). Cũng vì lý do đó, nên rất thông thường ở cuối 〜くはない sẽ xuất hiện những liên từ như là が hay けど.

Tuy nhiên, cũng có những lúc, vế tương phản lại không được nói thẳng ra trực tiếp, mà người nói/người nghe ngầm hiểu với nhau. Ví dụ:

悪くはないよ!
Nó không có xấu (nhưng…)

Bạn có thể nói như trên khi bạn muốn cho biết rằng một cái gì đó không phải là xấu, nhưng ngụ ý rằng nó cũng không hẳn là tốt, mà không nói rõ ràng.

Xác nhận một sự đánh giá với 〜くない

〜くない cũng hay được sử dụng để hỏi về một điều gì mà bạn nghĩ bạn đã biết câu trả lời. Nó giống như dạng câu hỏi đuôi trong tiếng Anh vậy (Isn’t it…?), kiểu như “phải … không?”. Câu hỏi thì ở dạng phủ định, nhưng người nói ngầm giả định câu trả lời là khẳng định. Ví dụ:

寒くない?
Có lạnh không?

高くない?
Có đắt không?

Những lỗi thông thường với くない

Phần này, mình bàn về một số sai lầm khi bạn sử dụng くない

Xử lý nhầm tính từ -i như là tính từ -na, và tính từ -na thì như tính từ -i

Trong tiếng Nhật có một dạng tính từ khác nữa ngoài tính từ -i, đó là tính từ -na, và những ngữ pháp của tính từ -na thì không giống với ngữ pháp của tính từ -i. Với tính từ -na, phủ định của nó bạn sẽ thêm 〜じゃない. Ví dụ:

元気じゃない。
Không khỏe.

Tuy nhiên, nếu dùng 〜じゃない cho tính từ -i thì không đúng ngữ pháp.

Tương tự thế, một từ cũng hay bị nhầm là きれい, nó là tính từ -na, không phải tính từ -i. Bạn không thể nói きれくない.

❌私の部屋はきれくない
⭕私の部屋はきれいじゃない。
Căn phòng của tôi không được sạch.

May mắn là không có nhiều tính từ -na kết thúc bằng い giống như きれい. Có một cách giúp bạn phân biệt chúng với tính từ -i, có là xem kanji của chúng. Một tính từ -na mà có đuôi い thì âm い đó được bao hàm luôn trong chữ kanji, ví dụ kanji của きれい là 綺麗 chứ không phải 綺麗い. Và chỉ có một ngoại trừ đó là きらい (ghét) thì là một tính từ -na nhưng lại kết thúc với い mà thôi!.  🤷🏻‍♀️


Bài viết sử dụng các nguồn:

Viết bình luận

Comment