in Tiếng Nhật tổng hợp

Quá khứ của tính từ -i trong tiếng Nhật

Tiếp tục đến với một bài viết rất căn bản về tính từ trong tiếng Nhật. Bài này mình sẽ nói về quá khứ của tính từ -i. Bạn sẽ thấy hơi khác lạ một chút, là trong tiếng Nhật, tính từ lại có thì.

Để biến một tính từ -i từ nguyên mẫu sang thì quá khứ, chúng ta sẽ thêm ~かった (~katta ).

Thêm ~かった ở đuôi tính từ ~い

Trong tiếng Nhật, một tính từ -i có đuôi kết thúc bằng ~い, nhưng nếu có đuôi kết thúc bằng ~かった thì bạn biết nó đang được nói ở thì quá khứ.

Ví dụ: Tính từ むずしい

  • 難し có nghĩa là “khó khăn”
  • 難しかった có nghĩa là “đã khó khăn”

Cách hình thành thì quá khứ của tính từ -i rất đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ ~い và thay bằng ~かった.

難し + かった = 難しかった

Cách hình thành đúng với tất cả các tính từ -i, mà không có ngoại lệ nào. Đừng quên, phần thân nguyên mẫu của tính từ いい (tốt) là , nên khi muốn chia nó ở thì quá khứ thì bạn sẽ nói よかった. Trong văn nói, người Nhật thường nói よかった! với ý nghĩa “tốt rồi!” (nhẹ nhõm về một chuyện gì đó chẳng hạn).

Quá khứ của tính từ -i nhưng ở thể lịch sự

Cùng nâng cấp kiến thức này lên một chút nữa. Khi bạn vừa muốn thể hiện quá khứ của tính từ -i, lại vừa muốn bày tỏ nó một cách lịch sự. Rất đơn giản, chỉ cần thêm ~です ở cuối. Sự xuất hiện của ~です ở cuối câu luôn là một cách diễn đạt lịch sự.

Ví dụ: tính từ 楽しい

楽しかった + です

Vị trí của tính từ -i trong câu

Khi sử dụng tính từ -i ở thì quá khứ để hình thành một câu. Bạn sẽ có hai vị trí để đặt tính từ -i vào. Thứ nhất, đó là ở cuối câu, và thứ hai đó là ngay trước một danh từ.

Tính từ -i đặt ở cuối câu

Dù ở thị hiện tại hay quá khứ, trong tiếng Nhật tính từ thường xuất hiện ở cuối câu để chỉ về tính chất của một sự việc hoặc hiện tượng đã nêu trước đó.

昨日 見た映画えいがは かなかった
Bộ phim tôi xem hôm qua thật buồn.

Xét câu trên, tính từ 悲しかった có hai chức năng chính. Chức năng thứ nhất là nó mô tả tính chất của chủ thể là bộ phim (buồn). Và chức năng thứ hai là nó đánh dấu toàn bộ sự việc xem phim này là diễn ra trong quá khứ (tức ngày hôm qua).

Tính từ -i đặt ngay trước danh từ

Khi tính từ -i ở thì quá khứ đặt ngay trước danh từ, nó bổ nghĩa cho danh từ đó. Đồng thời nó mô tả tính chất mà hiện tại không còn đúng nữa. Ví dụ:

美しかった女優じょゆう
Một nữ diễn viên (từng) xinh đẹp

Trong câu trên, tính chất “xinh đẹp” được nhấn mạnh trong quá khứ (hơn là hiện tại). Vì lý do này, mà nhiều khi diễn đạt tính từ ở thì quá khứ, người nói bổ sung thêm một từ khác. Chẳng hạn như 昔 (xưa, trước kia…). Mục đích là để nhấn mạnh thời điểm “hiệu lực” của tính từ đó.

昨日、美しかった女優に会った。
Hôm qua, tôi đã gặp nữ diễn viên xinh đẹp xưa kia.

Trong câu trên, chữ むかし được thêm vào để người nghe biết cô diễn viên này trước đây rất xinh đẹp.

Cùng xem thêm một ví dụ nữa. Cách dùng này hàm nghĩa rất hay trong nhiều trường hợp.

あんなに やさしかった彼氏かれしは わってしまった。
Anh bạn trai từng rất tử tế của tôi đã đổi thay.

あの 小さかった小鳥ことりは 親鳥おやどりになった。
Chú chim nhỏ bé ngày nào giờ đã trở thành chim mẹ.

今までで 一番悲しかった映画えいがは 何ですか。
Bộ phim buồn nhất bạn đã từng xem cho đến nay là gì?

Ở trong câu ví dụ cuối hơi rắc rối một chút xíu, nhưng hãy cùng phân tích nó. Vì bạn đang nói về cảm xúc của chính mình về bộ phim tại một thời điểm trong quá khứ. Nên bạn sử dụng 悲しかった映画 sẽ có ý nghĩa hơn là 悲しい映画. Còn trong một tình huống khác, bạn chỉ muốn sử dụng tính từ để diễn tả chất lượng nói chung của một bộ phim bạn đã xem (không quan trọng thời điểm xem), thì có thể 悲しい映画 sẽ phù hợp hơn.Ví dụ:

昨日 悲しい映画を 見た。
Hôm qua tôi đã xem một bộ phim buồn

Những lỗi thông thường khi sử dụng tính từ -i ở thì quá khứ

Một trong những lỗi thông thường nhất là bạn cố gắng chia tính từ -i ở thì quá khứ bằng cách thêm ~でした ở cuối câu thay vì biến đổi tính từ đó với ~かった. Nếu bạn nghĩ chúng cũng không khác gì nhau, thì không phải đâu. Tính từ -i muốn biến thành quá khứ phải thay đổi bản thân nó, còn です chỉ là cách để bạn khiến câu nói trở nên lịch sự.

❌楽しいでした。
⭕️楽しかったです。


Bài viết sử dụng các nguồn sau:

Viết bình luận

Comment