Đây đã là bài viết thứ năm liên quan đến trạng từ Yoku (よく), bài này chúng ta sẽ so sánh “yoku” với trạng từ “Tabitabi” (たびたび).
Cả hai trạng từ này đều diễn tả mức độ thường xuyên của hành động. Nếu dịch ra tiếng Việt, chúng ta sẽ dịch là “thường” làm một việc gì đó.
Ví dụ:
私はよく
私はたびたび
Tôi thường hay đi xem phim.
Không khó để sử dụng trạng từ này, bạn có thể sẽ cần phải sử dụng ý nghĩa này thường xuyên trong giao tiếp cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc. Thêm một ví dụ nữa.
Chồng tôi thường xuyên đi công tác.
Tuy nhiên, ý nghĩa của hai trạng từ này cũng có khác nhau một chút. Sự khác nhau này không quá lớn, nhưng cũng xin đề cập ở đây để bạn thấy sự tinh tế của tiếng Nhật. Ví dụ:
Anh Tanaka thường hay mắc phải những sai lầm giống nhau.
Ý nghĩa của ví dụ trên có phần “nhạy cảm” vì người nói đang đưa ra nhận định trực tiếp về một ai đó. Thế nên, sự khác biệt trong câu chữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu của người nghe. Chẳng hạn như trong câu trên, khi dùng “yoku” người nói không chỉ đề cập đến việc hay mắc sai lầm của anh Tanaka, mà còn muốn nhấn mạnh đến sự bất cẩn và hấp tấp của anh. Còn “tabitabi” thì chỉ muốn đề cập đến sự mắc lỗi thường xuyên của anh mà thôi. Như vậy, “yoku” trong ví dụ trên có ý “phán xét” nhiều hơn.
Có một lưu ý nhỏ ở đây, không nên dùng “yoku” trong các câu mệnh lệnh, câu mời mọc, hay yêu cầu, vì khi đó người nghe sẽ có cảm giác như bị “sai khiến” hoặc bị “đòi hỏi quá mức”. Ví dụ:
Xin đừng lặp lại những sai lầm giống nhau.
Hoặc thêm một ví dụ khác không nên dùng “yoku”.
とても
とても
Buổi họp mặt này vui quá nên thỉnh thoảng chúng ta họp như thế này nhé.

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Sudeni và Mou
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Tabitabi
Đọc tiếp
So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Jouzu ni
Đọc tiếp

So sánh hai trạng từ tiếng Nhật: Yoku và Takusan
Đọc tiếp
Hai trạng từ tiếng Nhật Yoku và Hakkiri giống và khác nhau như thế nào?
Đọc tiếp
Hai trạng từ tiếng Nhật: yoku và Juubun ni, giống và khác nhau như thế nào?
Đọc tiếp