Thứ tự sắp xếp thông thường và căn bản trong tiếng Anh (ngay cả trong tiếng Việt) là S (Subject – Chủ ngữ) – V (verb – động từ) – O (object – tân ngữ). Thế nhưng trong tiếng Nhật, thứ tự này lại khác đi. Ví dụ:
S | O | V | |
今日は
Hôm nay |
さちこが
Sachiko Chủ ngữ |
この話を
câu chuyện này Tân ngữ |
読みます
đọc Động từ |
Chính vì tư duy “ngược ngạo” này mà gây khó khăn cho những bạn mới bắt đầu học. Tuy nhiên một thời gian sẽ quen thôi. Không chỉ riêng tiếng Nhật, mà tiếng Hàn chẳng hạn cũng theo trật tự động từ đặt cuối như vậy.
Bạn có thể thay đổi chỗ nhiều thành phần tân ngữ trong câu, thậm chí thay đổi luôn cả vị trí của tân ngữ và chủ ngữ, nhưng nhất thiết động từ phải đặt ở cuối, ví dụ, trong câu trên, bạn có thể nói thành.
O | S | V | |
今日は
Hôm nay |
この話を
câu chuyện này Tân ngữ |
さちこが
Sachiko Chủ ngữ |
読みます
đọc Động từ |
Có một từ ngôn ngữ học gọi tính chất của tiếng Nhật là “right-headedness” (tính đầu – phải), vì nếu viết tiếng Nhật từ trái qua phải, thì thành phần quan trọng nhất trong câu là động từ phải đặt ở cuối. (bạn có thể xem thêm một bài viết khác trên nihonblog cũng nói đến vấn đề này tại đây).
Không dừng lại tại đó, động từ chi phối rất nhiều ý nghĩa khác, như là về thì, bị động, kính ngữ, sai khiến, cho phép,… động từ trở thành linh hồn của câu.
Trong giao tiếp, bạn có thể lượt bỏ các thành tố khác trong câu mà người nghe vẫn hiểu rõ ý bạn nói, nhưng không nói được động từ bạn sẽ không thể diễn đạt được ý mình muốn.
ad ơi cho e hỏi e mới học tiếng nhật. e đang học giáo trình minna nihongo. e mới học đến bài 12. giờ e muốn làm thêm bài tập, ad có tài liệu nào k ạ?
Bạn vào phần thư viện nhé. Trong đó có rất nhiều tài liệu hay được phân loại rõ ràng.