in Tiếng Nhật tổng hợp

Vài điều về trợ từ NI trong ý nghĩa chỉ thời gian

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Phân loại trợ từ tiếng Nhật theo chức năng

Ý nghĩa của trợ từ tiếng Nhật rất phong phú. Nếu đề cập đến trợ từ NI (に), thì trợ từ này có khả năng diễn tả đến 20 ý nghĩa ngữ pháp khác nhau trong tiếng Nhật, tuy nhiên trong bài này, mình chỉ bàn về phương diện thời gian mà trợ từ này chỉ đến trong câu mà thôi.

Hãy cùng xem xét một vài khả năng trợ từ に (ni) xuất hiện trong câu

1

Trợ từ NI theo sau các từ diễn tả một ĐIỂM THỜI GIAN (vd: 2 giờ,  5 giờ rưỡi, thứ hai, chủ nhật, buổi sáng, buổi tối…). Nếu xét về ý nghĩa này, trợ từ NI cũng tương đương “at, in, on” trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, bạn có thể dịch là “lúc, vào lúc…”. Bạn sẽ dùng trợ từ NI khi muốn đề cập một sự kiện gì đó có thời gian rõ ràng cụ thể.

Bạn lưu ý, ở đây nêu rõ khái niệm ĐIỂM THỜI GIAN (hay thời điểm), để phân biệt nó với KHOẢNG THỜI GIAN

Điểm thời gian (vd: 3 giờ, thứ hai…) + trợ từ に (NI)

Bạn hãy xem xét 2 ví dụ sau đây để nắm được cách dùng cơ bản này:

VD1:

明日あした会議かいぎは3時 に はじまります。

 Cuộc họp ngày mai sẽ bắt đầu lúc 3 giờ 

VD2:

月曜日げつようび に 大阪おおさかへ行きます。

 Tôi sẽ đi Osaka vào thứ hai. 

2

Trợ từ に (NI) không chỉ theo sau một điểm thời gian. Nhưng cũng có thể dùng được sau từ chỉ KHOẢNG THỜI GIAN với ý nghĩa trong thời gian đó hành động xảy ra. Trong tiếng Việt, bạn có thể dịch là “trong, trong lúc, trong khi…”. Hay trong tiếng Anh là “in, during”.

Bạn lưu ý, khái niệm KHOẢNG THỜI GIAN là nhấn mạnh thời gian mang tính kéo dài mà trong đó đề cập đến hành động xảy ra.

Trước khi xét đến những cách dùng đặc biệt khác, bạn cần nắm rõ ý nghĩa này qua ví dụ sau:

Khoảng thời gian (vd: 1 tuần, 1 tháng…) + trợ từ に (NI)

VD:

わたしは休憩時間きゅうけいじかん に コーヒーを飲みました。

 Tôi đã uống cà-phê trong giờ giải lao 

Ở đây, “giờ giải lao” chính là khoảng thời gian

Phần tiếp theo, mình sẽ đề cập đến một số ý nghĩa đặc biệt mà trợ từ に (ni) thể hiện khi đi cùng danh từ chỉ KHOẢNG THỜI GIAN.

Trợ từ に (NI) đi kèm với ý nghĩa tần số

Đôi khi, bạn sẽ thường thấy trợ từ に (ni) xuất hiện trong những câu có ý nghĩa đề cập một hành động xảy ra bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian xác định (vd: một tuần tôi chơi tennis một lần). Dạng câu với ý nghĩa như nêu trên rất thường xuất hiện trong các bài thi JLPT có liên quan đến trợ từ に(ni), nên bạn hãy ghi nhớ điều này  để không thể sai lầm.

VD1:

週間しゅうかん に 一度テニスをします。

 (trong) một tuần tôi chơi tennis một lần 

Cùng xem xét một ví dụ khác cũng với ý nghĩa hành động xảy ra bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian xác định. Có thể gọi đây là Ý NGHĨA TẦN SỐ của trợ từ に (ni).

VD2:

わたしはあさばん、一日 に 二回みがきます。

 (trong) một ngày tôi đánh răng hai lần vào buổi sáng và buổi tối. 
Trợ từ に (NI) đi kèm với ý nghĩa chu kỳ

Khi dùng với một từ chỉ khoảng thời gian, trợ từ  に còn mang Ý  NGHĨA CHU KÌ. Nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian xác định thì hành động lại xảy ra. Hay nói cách khác, hành động xảy ra và cách đều nhau giữa một khoảng thời gian cố định. Vd: (cứ 2 tiếng uống thuốc một lần).

Với ý nghĩa này, trợ từ に (ni) đi kèm với おき (oki) để tạo thành mẫu ngữ pháp おきに (oki ni). 

Hãy cùng xem qua ví dụ sau:

VD:

このバスは30分おき に 来ます。

 Xe buýt này cứ cách 30 phút là đến. 

 

Mẫu ngữ pháp おきに (oki ni) không những dùng được với từ chỉ thời gian, nhưng cũng có thể dùng được với những từ chỉ khoảng cách (vd: cứ cách 5m, cứ cách 1 căn nhà…). Tuy nhiên trong giới hạn chủ đề của tài liệu này, mình không đề cập đến ý nghĩa đó.

CHÚ Ý

Không phải với bất kì từ chỉ thời gian nào cũng có thể dùng được với trợ từ  に (ni). Các ví dụ sau đây sẽ xét đến những trường hợp TRÁNH DÙNG hoặc CÓ THỂ DÙNG HOẶC KHÔNG DÙNG trợ tự に (ni) trong một số ví dụ. Bạn cần nắm rõ những trường hợp này để không bị đánh lừa bởi các câu trắc nghiệm.

3

Ở đây, mình xin đề cập đến 2 trường hợp, trường hợp thứ nhất, bạn không nên dùng trợ từ に (ni) với một số từ trạng từ chỉ thời gian, và trường hợp hai là có thể dùng hoặc không dùng đều được đối với một số danh từ chỉ mùa.

Tránh dùng trợ từ に (NI)
  • Ngày: 昨日きのう(ngày hôm qua), 今日きょう (ngày hôm nay), 明日あした(ngày mai)
  • Tuần: 先週せんしゅう (tuần trước), 今週こんしゅう(tuần này), 来週らいしゅう(tuần tới)
  • Tháng: 先月せんげつ(tháng trước), 今月こんげつ(tháng này), 来月らいげつ(tháng tới)

Bạn có thể xem qua các ví dụ sau:

VD:

来月海外旅行らいげつかいがいりょこうに行く。

 Tháng tới tôi sẽ đi du lịch nước ngoài. 

Không dùng trợ từ に (ni) với những từ chỉ ngày, tuần, tháng không có nghĩa là không dùng trợ từ gì cả, nhưng tùy ý nghĩa mà người nói có thể thay thế bằng một trợ từ khác thích hợp.

VD:

今週こんしゅう は さむい日がおおい。

 Tuần này có nhiều ngày trời lạnh. 

Tiếp theo, mình đề cập đến những trường hợp có thể dùng hoặc không dùng trợ từ に (ni) đều được.

Dùng hoặc không dùng đều đúng

VD:

ふゆ東京とうきょうにいますが、なつ に はハワイに行きます。

  • Mùa trong năm: 春(はる) (mùa xuân),  夏(なつ) (mùa hè),  秋(あき) (mùa thu),  冬(ふゆ)(mùa đông)

Như bạn thấy ở ví dụ trên, “mùa đông” và “mùa hè” đều không nhất thiết phải đi kèm với trợ từ に (ni).

Trên đây là cách dùng trợ từ NI trong ý nghĩa chỉ thời gian. Mong giúp được các bạn. Thắc mắc gì thì comment bên dưới nhé.

Leave a Reply for Ngọc Cancel Reply

Viết bình luận

Comment

  1. Ad cho mình hỏi câu này dùng に có đúng k vậy? Vì trong đáp án của bài là không dùng trợ từ. nhưng mình thấy 1 tuần vẫn là khoảng thời gian xác định của hành động diễn ra.
    先月 1週間に 会社を休みました。
    Thanks admin! 🙂

    • Hành động “nghỉ” trong câu của bạn kéo dài suốt một tuần. Còn trong bài viết là hành động uống cà phê xảy ra trong lúc nghỉ giải lao. Đáp án không dùng trợ từ là đúng rồi bạn.

    • Theo như nhận thức của mình thì に mà tác giả đề cập đến cũng là một dạng chỉ thời điểm. Thời điểm đó kéo dài hơn so với bình thường hay gặp. Nó không phải là một khoảng thời gian mà vẫn mang tính thời điểm ví dụ như lúc ăn cơm, lúc nghỉ ngơi. Điểm khác biệt giữa ví dụ của tác giả và câu của bạn là ví dụ của tác giả là một danh từ ghép chỉ thời gian. Còn câu của bạn là một lượng từ ghép chỉ thời gian. Không biết mình hiểu vậy có đúng không?

  2. Bạn ơi vậy cuối cùng trong 4 mùa, mùa xuân và thu bắt buộc phải có ni, còn hè và đông có cũng được không có cũng được ạ?