in Tiếng Nhật tổng hợp

わけがない hay わけではない

 Bạn đọc bài viết thuộc chuyên đề Bạn chọn cái nào – phân biệt ngữ pháp tiếng Nhật.
Hôm nay mình bàn đến một trong những điểm ngữ pháp mà nhiều bạn trung cấp hay nhầm lẫn. Có lẽ lý do là vì bạn phải học quá nhiều điểm ngữ pháp và hình thức của nó lại na ná nhau. わけがない và わけではない mang đến cho bạn hai ý nghĩa rất khác nhau nhưng đến khi làm trắc nghiệm, nếu không phân biệt rõ lại khiến bạn lúng túng.

わけがない

(lẽ nào lại/làm sao …. được)

わけがない thể hiện ý nghĩa: khả năng mà sự việc xảy ra rất thấp. Nó được sử dụng khi người nói muốn phủ định một cách mạnh mẽ, quả quyết cho rằng không thể nào có chuyện như thế được, thế nên nó mang nặng cảm tính, cá tính của người nói. Với ý nghĩa như thế nên nó tương đương với cách dùng はずがない. Ví dụ như:

かれしは そんなことを いう わけがないよ!

Không lý nào mà bạn trai tôi lại nói một chuyện như thế!

hoặc là:

あいつが犯人はんにんわけがない

Lẽ nào gã đó lại là tội phạm được chứ!

Bạn lưu ý, khi dùng với danh từ hoặc tính từ -na thì nhớ bổ sung な nhé.

Một lưu ý khác, trong văn nói hội thoại, đôi khi bạn sẽ nghe thấy người Nhật không nói わけがない mà nói わけない, đây thực ra cũng chỉ là một, trợ từ が bị lược bỏ cho ngắn ngọn hơn mà thôi. Ví dụ:

A:今日、雨降るかな?

B:降るわけないよ。こんなにれているんだから。

A:Hôm nay không biết trời có mưa không nhỉ?

B:Làm sao mà mưa được. Trời quang thế này cơ mà.

Thế nhưng, cũng phải nói cho hết vì sẽ dẫn đến một hiểu lầm khác cho bạn. Khi giản lược わけがない thành わけない, thì わけない mà một tính từ -i trong tiếng nhật (訳無い) có nghĩa là “dễ dàng, đơn giản” (ý nghĩa này có phần khá trái ngược), nên bạn cần lưu ý tuỳ ngữ cảnh mà hiểu ý họ nói, mình ví dụ như:

こんな 難しい 問題もんだい中学生ちゅうがくせいが けるわけない

Một bài toán khó thế này làm sao mà học sinh trung học có thể giải được.

→ Đây là ngữ pháp わけがない bị giản lược が

こんな 簡単かんたんな 問題、中学生なら 解くのは わけないよ。

Một bài toán đơn giản thế này thì đến học sinh trung học cũng dễ dàng giải được.

→ Đây đơn thuần chỉ là tính từ -i わけない  có ý nghĩa “dễ dàng”

わけではない

(không phải là/không có nghĩa là)

わけではない đưa ra một lời phản đối, phủ định một vấn đề gì đó mà thông thường rất nhiều người suy nghĩ như thế (kiểu như đi ngược lại với nhận định chung). Giả sử, bạn biết một nhà hàng lúc nào cũng đầy khách, như vậy nhận định chung là có thể thức ăn ở đó rất ngon, nhưng thực tế theo bạn nhận định nó không ngon như nhiều người nghĩ, khi đó bạn sẽ dùng わけではない và nói như sau:

このレストランは いつも 客が いっぱいだが、おいしいわけではない

Nhà hàng này lúc nào cũng đông khách nhưng không có nghĩa là thức ăn ngon.

Vậy đó, không quá khó sử dụng đúng không!

Hoặc một ví dụ khác, trẻ con thường hay nghĩ cá không bao giờ ngủ vì chẳng bao giờ thấy nó nhắm mắt, bạn dạy nó bằng cách nói như sau:

さかなは、めがあいているが おきている わけではない

Con cá đang mở mắt nhưng không có nghĩa là nó đang thức.

Bạn lưu ý, わけではない cũng có cách nói rút gọn trong hội thoại trở thành わけじゃない, では trở thành じゃ. Ví dụ như:

A:お金にこまっているの?

B:困っているわけじゃないけど、楽じゃない。毎日節約せつやくしているよ。

A:Đang thiếu tiền hở?

B:Không phải là đang thiếu tiền, nhưng mà không vui. Ngày nào cũng để dành mà.

Bài trắc nghiệm
Ban chon cai nao 3Đây là bài trắc nghiệm sau khi bạn đã đọc lý thuyết. Nếu chưa hiểu hãy comment bên dưới, nếu đã nắm vững kiến thức hãy làm bài tập để củng cố nhé. Chúc bạn mau tiến bộ!

Bài tập: わけがない hay わけではない

Viết bình luận

Comment