てはいけない được dùng để biểu thị sự cấm đoán, kiểu như là vì đó là một quy tắc, luật lệ nào đó về xã hội, văn hoá, luật pháp… mà không được phép làm. Hoặc có thể là sự ra lệnh của một vai vế cao hơn, như là người nam thường ra lệnh cho người cấp thấp hơn mình.
Ví dụ như, ông lão lớn tuổi la con nít:
遊んでいたら おじいさんが きて、「
Trong khi chúng tôi đang chơi đùa thì có một ông lão đến nói “đừng vào trong bãi cỏ”.
Ví dụ, một quy tắc quan trọng nào đó:
この
Nghe nói thuốc này không được uống hơn 3 viên trong một ngày.
この
Nghe nói không được đậu xe ở chỗ này.
Trong trường hợp những người ở vị trí giám thị như cấp trên trong công ty, các giáo viên, hoặc các bà mẹ sử dụng đối với con mình thì có thể sử dụng thể いけません như muốn thể hiện sự nghiêm túc, răn đe với người nghe. Ví dụ:
A:おかあさん、
B:
A:Mẹ, con đi công viên chơi được không?
B:Chưa làm xong bài tập thì chưa được đi chơi.
Đây là điểm ngữ pháp rất cơ bản và thường xuất hiện trong nhiều dạng bài ngữ pháp, và cũng không hề khó nhớ, nhưng lại dễ gây lầm lẫn. Một chút gợi ý nhỏ để bạn liên kết với điểm ngữ pháp khác, là khi てはいけない trở thành なくてはいけない thì ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Hai lần phủ định sẽ là khẳng định, không còn là cấm đoán “không được làm” nhưng trở thành “phải làm” điều gì đó.
Hãy theo dõi nhưng bài tiếp theo với chuyên đề thú vị này nhé.