in Tiếng Nhật tổng hợp

Tiếng Nhật – Thêm hậu tố -mi để biến tính từ thành danh từ

Chào các bạn, ở bài trước mình có nói về việc biến một tính từ thành danh từ trong tiếng Nhật bằng cách thêm hậu tố -sa. Bài này, mình nói về một cách thức khác, cũng nhằm mục đích biến tính từ thành danh từ, nhưng là thêm vào đó hậu tố -mi.

Thêm ~み vào một tính từ sẽ biến nó thành một danh từ nhưng sẽ mang ý chủ quan từ cảm nhận của một cá nhân. Ý nghĩa này sẽ phân biệt với những danh từ được hình thành bằng cách thêm ~さ, sẽ mang ý nghĩa khách quan hoặc có thể đo lường được.

Cách dùng cơ bản hậu tố ~み

Về cơ bản, bạn có thể thấy phương cách hình thành danh từ sẽ hoàn toàn giống với bài trước mình nói về hậu tố ~さ.

い-adjective: 面白 + み → 面白

な-adjective: 新鮮 + み  → 新鮮

Tuy nhiên, có một chút khác biệt nhỏ ở đây. Ngoài sự khác biệt như đã nói ở trên, danh từ -mi mang ý nghĩa chủ quan (không khách quan như danh từ -i), thì thực ra trong tiếng Nhật chỉ có giới hạn một số tính từ có thể chuyển thành danh từ bằng thêm hậu tố ~み mà thôi.

Sử dụng hậu tố ~み để diễn tả một ý kiến chủ quan

Khi bạn quyết định chọn ~み để tạo nên một danh từ thì nó hàm ý bạn cho rằng danh từ đó là một cái gì đó rất chủ quan và cá nhân. Còn nếu danh từ diễn tả một cái gì đó khách quan và có thể đo lường được, thì bạn dùng ~さ sẽ thích hợp hơn.

Ví dụ:

バブルティーの甘さはどうしますか?1から10を選んでください。
Độ ngọt của trà sữa trân châu như thế nào? Hãy chọn từ 1 đến 10.

なつからあきにかけて、このトマトには特別とくべつ甘みが出てくる。
Từ mùa hè đến mùa thu, cà chua có vị ngọt đặc biệt.

Mình sẽ diễn tả sự khác biệt trong hai cách dùng trên như sau. Người hỏi ở câu một mong muốn một sự đánh giá khách quan về độ ngọt của trà sữa trân chân. Điều này khác với sự chủ quan trong đánh giá khi cắn một trái cà chua.

Sử dụng hậu tố ~み để diễn tả một ý nghĩa ẩn dụ

Danh từ -mi cũng thường được sử dụng để kết nối với một ý nghĩa ẩn dụ nào đó, trong tiếng Anh hay trong tiếng Việt bạn cũng dễ dàng thấy điều này:

Ví dụ:

あの映画には重みがある。
Bộ phim này chứa đựng thông điệp quan trọng

前田さんはあたたかみがある。
Maeda có tính nồng hậu.

Những tính từ như 重み hay 温かみ khi đứng một mình, nó hoàn toàn không mang ý “thông điệp quan trọng” hay “nồng hậu” gì cả, nhưng khi được sử dụng trong câu nó lại mang ý ẩn dụ, và hậu tố -mi giúp cho người nói thực hiện được điều đó.

Tính từ nào có thể trở thành danh từ ~み?

Như mình đã có nói ở trên, chỉ có một số tính từ mới có thể trở thành danh từ bằng cách thêm hậu tố -mi (không giống như danh từ -sa), vậy làm sao để bạn biết chúng là những tính từ nào? 🙂

Hãy chú ý đến những động từ tương đương

Như bạn đã biết, các danh từ -mi có một sắc thái chủ quan và cá nhân, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng thường liên quan đến cảm xúc và cảm giác. Nhiều tính từ cảm xúc này thực sự có một động từ tương đương kết thúc bằng む. Trong thực tế, những danh từ này được cho là có nguồn gốc từ dạng động từ chứ không phải dạng tính từ.

Tính từ Động từ Danh từ
楽しい (thích thú) 楽しむ (thưởng thức) 楽しみ (sự thích thú)
悲しい (buồn) 悲しむ (hối tiếc) 悲しみ (nỗi buồn)
痛い (đau) 痛む (cảm thấy đau) 痛み (nỗi đau)
苦しい (đau khổ) 苦しむ (chịu khổ) 苦しみ (nỗi thống khổ)

Cũng có những tính từ diễn tả cảm xúc như さびしい (cô đơn) và うれしい (vui sướng) thì không có động từ kết thúc với む. Thế nên, theo “tiêu chuẩn” trên thì sẽ không có danh từ tương ứng. Thế nhưng, ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, những tính từ này cũng có thể biến thành danh từ -mi bởi những người trẻ.

Ví dụ:

嬉しみがある。
Tôi cảm thấy vui.

Hãy chú ý đến những tính từ chỉ mùi vị

Một dạng thông thường khác của danh từ -mi là nó đi với những tính từ chỉ mùi vị. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra, Kanji 味 (VỊ) cũng có âm đọc là み. Ví dụ như là:

旨味うまみ (vị ngon), 辛味からみ (vị cay), 甘味あまみ (vị ngọt)

Khi bạn nghĩ về nó từ góc độ này, mùi vị không phải là thứ bạn có thể đo lường một cách khách quan. Những gì cay cay đối với bạn có thể không cay với người khác.

Viết bình luận

Comment