Khi bạn muốn rủ rê, khuyên bảo, hay cấm đoán ai đó làm một việc gì đó, bạn sẽ sử dụng những cách nói thế nào? Rõ ràng có những mức độ cho vấn đề này, bài viết sẽ sắp xếp các điểm ngữ pháp tăng dần mức độ sai khiến, để giúp bạn có được lựa chọn hợp lý khi ở trong những ngữ cảnh này.
1. ~う(よう)ではないか
~う(よう)ではないか là cách nói rủ rê người khác làm một việc gì đó. Nó mang tính chất một lời mời gọi hơn là sự áp đặt. Bạn có thể dịch ra là “chúng ta cùng” (làm một việc gì đó).
Công thức:
V thể ý chí + ではないか
Ví dụ:
Kỳ nghỉ dài ngày lần này thời tiết có vẻ tốt nhỉ? Chúng ta cùng đi theo núi không?
Phủ định “ではないか” ở phía sau với hàm ý “sao chúng ta không làm việc đó!” để thể hiện một đề xuất rủ rê người nghe cùng làm theo mong muốn của người nói.
この
Chúng ta cùng thực hiện ngay phương án này đi.
これからは少しでも人の
Từ này chúng ta hãy cùng suy nghĩ sao cho có lợi cho con người dù một chút cũng được.
Vì chi phí dùng cho du lịch tháng tới, ngay từ ngày mai trở đi chúng ta cùng để dành tiền nhé.
2. ~ことだ (kodo da)
~ことだ (kodo da) là điểm ngữ pháp tiếng Nhật được sử dụng khi bạn muốn chú ý với người khác rằng: nên làm hay không nên làm cái gì đó. Đây là cách nói mà người nói nói với phán đoán và ý kiến cá nhân, nói với ý khuyên nhủ, cảnh báo, khuyến cáo. Bạn có thể dịch ra là “nên, không nên” làm việc gì đó.
Công thức:
V / V ない + ことだ
Ví dụ:
Để không thi rớt thì nên học cho chắc.
Như bạn thấy, với cách nói “~ことだ” thì mức độ của lời sai khiến có phần mạnh hơn “ではないか”. Không chỉ dừng lại ở lời rủ rê, nhưng xác định rõ việc đó là nên làm hay không nên làm.
まず、人に
Trước tiên đừng nghĩ đến việc nhở vả người khác, dù thế nào cũng thử tự mình làm đi đã.
Nếu muốn tăng cường năng lực đọc hiểu thì mỗi ngày nên đọc báo.
Nếu muốn trở nên giỏi thì nên luyện tập.
3. ~こと (koto)
~こと (koto) là cách nói dùng trong văn viết để truyền đạt rằng: hãy làm ~, không được làm ~, không nên làm ~. Bạn sẽ thấy các diễn đạt này được sử dụng nhiều ở trường học hay đoàn thể, công ty…được in trên các tờ rơi, quảng cáo, truyền đơn, ghi trên bảng thông báo, thỉnh thoảng cũng được dùng để truyền miệng.
Công thức:
V / V ない + こと
Ví dụ:
Ai muốn tham gia thì hãy đăng ký trước ngày 22.
Cách nói này bạn sẽ có cảm giác “khô khan” hơn, đúng như vậy, đó là cách mà người Nhật sử dụng nhó trong các văn bản, các hướng dẫn mang tính công cộng.
明日、ロビーで8時30分に
Ngày mai xin hãy tập hợp lúc 8h30 tại phòng đợi.
その
Không được sử dụng phòng đó.
4. ~ものだ/ ~ものではない (~mono da/mono dewanai)
~ものだ/ ~ものではない (~mono da/mono dewanai) là cách diễn đạt thể hiện sự giáo huấn về kiến thức thông thường mang tính xã hội, tính đạo đức. Đây không phải là ý kiến cá nhân. Bạn có thể dịch ra một chuyện gì đo ~ là đương nhiên, ~ là không nên.
Công thức:
V / V ない + ものだ
Ví dụ:
Con người hễ nghe bí mật là muốn biết (là điều đương nhiên)!
Học sinh phải học là chuyện đương nhiên!
Tử tế với người bệnh là chuyện đương nhiên.
5. ~べき/~べきだ/~べきではない (beki da)
~べきだ (beki da) nghĩa là nên làm việc gì đó, phủ định là ~べきではない (beki dewanai) không nên làm việc gì đó. Sử dụng khi người nói muốn cảnh báo và nêu ra chủ trương của mình. Trường hợp được quy định bằng nguyên tắc và pháp luật thì dùng hình thức ~しばければならない。nghĩa là phải làm việc gì đó.
Công thức:
V + べきだ
Trường hợp する thì chuyển thành すべき hay するべきだ
Ví dụ:
学生は
Học sinh thì nên học.
Nên tuân theo pháp luật.
そんなことはするべきではない。
Không nên làm những việc như thế.
昨日のパーティーは楽しかった。
Bữa tiệc hôm qua rất vui. (Lẽ ra) em cũng đã nên đi nữa!
6. ~ことはない (kotowanai)
~ことはない (kotowanai) có nghĩa là “không cần phải cất công ~ / không ~ cũng được / không có gì phải ~”. Cách nói này dùng trong khuyên bảo, cảnh cáo, đôi khi cũng dùng cho cách nói khiển trách.
Công thức:
V + ことはない
Ví dụ:
電話ではなせばいい、わざわざ行くことはない。
Nói chuyện bằng điện thoại cũng được, không cần phải mất công đi.
彼が
Nghe nói vì anh ta bị bệnh nên không có gì phải cười.
パーティーと言っても、
Nói là tiệc nhưng chỉ có bạn bè thân thiết tụ tập thôi, nên không cần phải thay đồ đâu.
この
Tài liệu này có một bộ nguyên bản thì đủ rồi, không cần phải copy đâu.