in Tiếng Nhật tổng hợp

Tiếng Nhật – ngỡ ngàng trước sự thay đổi của người quen, bạn nói gì?

Bối cảnh thế này, bạn vô tình gặp lại một người quen đã lâu ngày không liên lạc, bạn nhận ra người ấy khác trước rất nhiều – ít ra cũng thể hiện ngay ở diện mạo bên ngoài. Bạn khá bất ngờ vì điều đó, bạn sẽ thể hiện thái độ đó thế nào trong lời chào đầu tiên. Người Nhật nói:

おみそれしました。

Tôi không còn nhận ra bạn nữa rồi!

Có thể bạn sẽ cảm thấy nói vậy nghe “thẳng thừng” quá nhỉ?. Thực ra, ban đầu đây là cách nói theo đúng nghĩa đen của nó, nhằm để thể hiện thái độ xin lỗi vì đã không nhớ ra tên (hay bất cứ điều gì) của một người quen nào đó từng gặp rất lâu. Nhưng theo thời gian, nó lại được sử dụng theo nghĩa bóng như một lời khen ngợi thể hiện người nói không thể tin vào mắt mình vì đối phương đã đổi khác đi rất nhiều kể từ sau lần cuối cùng gặp nhau. Cùng với một ý nghĩa như thế, bạn cũng có thể nói như là:

見違みちがえた。

Bạn trông khác quá!

(tôi nghĩ bạn là một người nào khác)

Hoặc nói:

誰かと思った。

Có thật là bạn không đó?

Những cách nói này không chỉ đặt trong bối cảnh người khác đổi khác vì không gặp một thời gian, nhưng nó còn ý khen tặng vì sự thay đổi bất ngờ của họ mà không giống như thường ngày, nghĩa là không nhất thiết phải có sự xa cách, chẳng qua chỉ là một lúc nào đó bỗng bạn thấy họ đột ngột thay đổi kiểu tóc, thay đổi cách ăn mặc chẳng hạn, bạn vẫn có thể áp dụng được.

Cũng có một bối cảnh khác như, trong trường hợp đó là người rất quen thuộc với bạn, và trong dịp nào đó họ đạt được thành công nhất định (giả sử chiến thắng trong một cuộc thi) thì bạn vẫn có thể khen tặng họ bằng cách nói như là:

田中さんは大したゴルフのうでですな。いや、おみそれしました。

Tanaka, anh quả thật là một tay đánh Golf rất cừ! Tôi không nhận ra đó là anh nữa rồi!

Vậy đó, với ý nghĩa này, nó nhấn mạnh sự ngạc nhiên của bạn về khả năng của người đó chứ không phải là sự thay đổi về diện mạo bên ngoài như mình nói ban đầu.

Những cách nói này luôn đi kèm với thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng và vui mừng. Đây hoàn toàn là những ý nghĩa rất tích cực, vì nếu bạn sử dụng nó nhưng với thái độ trách móc, khó chịu không chừng sẽ trở thành tỏ ý chê bai, khinh ngạo người khác. Thái độ nói cũng quan trọng như nội dung muốn nói vậy.

 Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Những mẫu giao tiếp cần biết trong tiếng Nhật.

Viết bình luận

Comment