1.か (ka)
か đặt ở cuối câu để cho biết đó là một câu hỏi. Và khi nói, người nói sẽ lên giọng ở か thể hiện mong muốn nhận sự trả lời của người nghe. Ví dụ:
Công việc dạo này thế nào?
昨日の
Trận đấu hôm qua, đội nào chiến thắng?
Rất đơn giản phải không? Bất kì bạn sơ cấp nào cũng học qua cách dùng này. Nâng cao hơn một chút, か đôi không chỉ diễn tả một câu hỏi, nhưng còn mang ý nghĩa diễn tả một điều gì đó ngờ vực, không chắc chắn. Trường hợp này か thường nằm giữa câu và không lên giọng như trường hợp ban đầu. Ví dụ:
今日は
Hôm nay không biết có cảm không mà sáng giờ thấy đau họng.
明日の会合に何人来るのか、わからない。
Không biết cuộc họp ngày mai có bao nhiêu người đến dự.
2.かな (kana)
かな thường được nam giới sử dụng, được đặt cuối câu như một cách để tự hỏi mình. Tương đương với cách dùng của nữ giới là かしら. Tự hỏi mình ở đây là chỉ sự lo ngại, e ngại, không chắc chắn lắm về một điều gì đó. Nghi vấn về khả năng xảy ra một sự kiện nào đó, vì nó mang ý “tự hỏi” nên đôi khi không đòi hỏi lắm ở người nghe một lời giải thích, một câu trả lời xác đáng nào. Ví dụ:
課長:午後からの
係長:大丈夫ですよ。メールしてありますから...
Trưởng phòng: Mọi người có biết cuộc họp khẩn cấp chiều nay không nhỉ?
Phó phòng: Không sao cả. Đã gửi mail sẵn rồi ạ.
hoặc là:
夫:明日ゴルフに行くんだけど、
妻:お電話してみたら?
Chồng: Không biết ngày mai anh Takada có đi chơi gôn không nhỉ?
Vợ: Gọi điện thử xem sao?
Sử dụng かな, câu nói có tính chất tự thoại nhiều hơn, đi cùng với lời nói cũng là thái độ bày tỏ sự không chắn chắn, không biết rõ. Như bạn thấy, か trong trường hợp 2 ở trên cũng thể hiện ý nghĩa tương đương nhưng là khi đặt ở giữa câu, còn かな thì đặt ở cuối câu. Và đây chỉ là cách nói bình thường, không phải là cách nói trịnh trọng hay tôn kính.
3.かしら (kashira)
Hoàn toàn tương tự như かな, chỉ khác biệt ở đối tượng dùng. かな được nam giới sử dụng thì かしら là cách dùng dành cho nữ giới, khi phụ nữ muốn thể hiện nghi vấn, hoài nghi, không chắn chắn về việc gì đó. Ví dụ:
妻:どうしたのかしら?お
夫:大丈夫、テーブルの上にあるよ。
Vợ: Sao vậy nhỉ? Em đã bỏ chìa khoá vào trong ví rồi mà đâu mất tiêu?
Chồng: Không sao. Có ở trên bàn đó.
hoặc là:
A:あの新しいレストラン、おいしいかしら?
B:おいしいわよ。昨日百合と行ってみたの。
A:Nhà hàng mới kia không biết có ngon không nhỉ?
B:Ngon lắm. Hôm qua tớ đã đi ăn thử với Yuri rồi.
4.の (no)
の đặt ở cuối câu và bạn sẽ phải lên giọng khi nói. Tương tự như か, tuy nhiên の mang giọng điệu nhẹ nhàng và thân mật hơn cho câu hỏi. Ví dụ:
母:もうご飯食べたの?
息子:まだ食べ終わってないよ。
Mẹ: Đã ăn cơm xong chưa?
Con trai: Con chưa ăn xong.
hoặc là:
A:どこへ行くの?
B:お茶飲みに行くんだけど、一緒に行かない?
A:Đi đâu đó?
B:Đi uống trà, đi chung luôn không?
5.って (tte)
って được đặt ở cuối câu và lên giọng khi nói để hỏi xem liệu điều gì đó mà bạn nghe được có thật là như vậy không. って thường được sử dụng trong một mối quan hệ thân mật như bạn bè hoặc gia đình. Nếu bạn không lên giọng ở cuối câu tại って, thì câu sẽ không mang chức năng hỏi nhưng chỉ đơn thuần là một trích dẫn lại lời nói của ai đó mà thôi. Hay nói cách khác chính xác hơn, って mà một trợ từ để thể hiện ý nghĩa trích dẫn lại lời nói ai đó, nhưng nếu lên giọng với って thì câu nói sẽ trở thành câu hỏi với ý nghĩa “có thật là như vậy hay không?”. Ví dụ:
A:フランス語、明日試験だって?
B:そうだって、いやねえ...
A:Nghe đâu ngày mai thi tiếng Pháp hả? ← って mang ý nghi vấn
B:Nghe đâu là vậy. Ôi không… ← って mang ý tuờng thuật