in Tiếng Nhật tổng hợp

7 trợ từ tiếng Nhật thể hiện ý nghĩa hạn định

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Phân loại trợ từ tiếng Nhật theo chức năng
Những ý nghĩa như là “chỉ, chỉ có” được thể hiện qua một loạt các trợ từ tiếng Nhật mà bạn sẽ được đọc qua trong bài viết sau. Những trợ từ này phần nào cũng ảnh hưởng đến cách dùng của động theo sau (khi là phủ định, khi là khẳng định), nên bạn cần đọc rõ ví dụ để tránh nhầm lẫn đáng tiếc đặc biệt trong kì thi năng lực Nhật ngữ.

1.しか (shika)

しか diễn tả một trường hợp cá biệt, hoặc một số lượng nhỏ đối tượng có tính chất khác biệt hơn và được theo sau bởi động từ phủ định. Bạn có thể dịch là “chỉ”. Ví dụ:

A:今日、何人来るの?

B:みんな忙しくて、5人しかないよ。

A:Hôm nay bao nhiêu người đến?

B:Ai cũng bận, chỉ có 5 người đến.

Điều lưu ý quan trọng với shika là theo sau nó sẽ là động từ ở thể phủ định (ない). Nếu lần đầu tiếp xúc với điểm ngữ pháp này bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi dịch vì ngay trong câu dịch tiếng Việt không hề có ý phủ định nào. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn có thể xem shika là ý nghĩa “ngoại trừ”, nghĩa là trong câu trên bạn có thể hiểu thành:

B:Ai cũng bận, ngoại trừ 5 người ra thì không ai đến.

Như vậy, dễ hiểu hơn phải không. Một ví dụ khác:

昨日は3時間しかられなかったので、今日は寝不足ねぶそくだ。

Hôm qua tôi chỉ ngủ có 3 tiếng nên hôm nay ngủ gà ngủ gật.

Áp dụng bí quyết trên, cách để thấy phủ định trong câu dịch tiếng Việt là: “Hôm qua “ngoại trừ 3 tiếng” còn lại tôi không ngủ, nên hôm nay ngủ gà ngủ gật”.

2.だけ (dake)

Về ý nghĩa, dake hoàn toàn giống shika, nó cũng diễn tả một trường hợp cá biệt, hoặc một số lượng nhỏ đối tượng có tính chất khác biệt hơn, nhưng khác biệt giữa dake và shika là ở hình thức sử dụng. Nếu theo sau shika là động từ phủ định thì theo sau dake là động từ ở thể khẳng định, bạn vẫn dịch là “chỉ”. Ví dụ:

電話で簡単かんたん報告ほうこくだけは聞いたが、まだくわしいことはよくわからない。

Tôi chỉ nghe thông báo sơ qua điện thoại, vẫn không biết rõ chi tiết thế nào.

Ví dụ trên, ngưới nói dùng dake để nhấn mạnh mức độ của sự việc (nghe thông báo bằng điện thoại) là rất ít.

その事故じこたすかった人は、3人だけでした。

Chỉ có 3 người cứu hộ trong tai nạn đó.

Tương tự, dake trong ví dụ trên nhấn mạnh số lượng ít ỏi (chỉ 3 người) của sự việc. Nhắc lại điều quan trọng một lần nữa, động từ theo sau dake là khẳng định, theo sau shika là phủ định. Yếu tố này rất hay xuất hiện trong các kì thi JLPT.

3.だけしか (dakeshika)

Điều thú vị là về hình thức, điểm ngữ pháp này bao gồm cả dake và shika. Theo nguyên tắc của tiếng Nhật, những yếu tố đứng sau luôn là yếu tố quan trọng hơn và quyết định, nên cái chính ở đây là shika, dake là yếu tố phụ thêm vào để tăng tính nhấn mạnh cho sự việc. Thế nên, bạn có thể hiểu đây là cách nhấn mạnh hơn của shika, và sẽ đi kèm động từ phủ định theo sau. Ví dụ:

この映画は、1週間だけしか上映じょうえいされない。

Phim này chỉ chiếu có 1 tuần!

Câu trên nếu bạn diễn đạt là 「この映画は、1週間しか上映されない。」cũng không hề sai, nhưng để nhấn mạnh sự luyến tiếc, hay lòng háo hức của người nói với bộ phim thì だけしか giúp người nói thể hiện tốt điều đó.

4.のみ (nomi)

Giống như dake, nomi cũng diễn tả một trường hợp cá biệt, hoặc một số lượng nhỏ đối tượng có tính chất khác biệt, và theo sau đó là động từ ở thể khẳng định. Nhưng nếu giống hoàn toàn dake thì không có gì đáng nói, ở đây có khác biệt một chút đó là nomi được sử dụng như một cách nói hình thức và trang trọng hơn, sử dụng nhiều hơn trong văn viết. Ví dụ:

この保険ほけんは、資格審査しかくしんさ合格ごうかくした者のみ加入かにゅうできる。

Chỉ có những người vượt qua kiểm tra điều kiện với có thể gia nhập bảo hiểm này.

5.きり (kiri)

Cũng giống như dake, cũng diễn tả một trường hợp cá biệt, hoặc một số lượng nhỏ đối tượng có tính chất khác biệt, nhưng là được sử dụng chính trong văn nói. Không quan trọng hay ràng buộc bạn phải sử dụng phủ định hay khẳng định theo sau, bạn chỉ cần dịch đơn thuần là “chỉ”. Ví dụ:

彼は1か月前にここに来たきり、その後はまったあらわれない。

Anh ấy chỉ đến đây một tháng trước, sau đó không thấy đâu nữa.

A:もう一つチョコレート、食べてもいい?

B:そんなに甘い物を食べると虫歯むしばになるわよ。あと一つきりよ。

A:Con ăn thêm một miếng sô-cô-la nữa được không mẹ?

B:Con ăn đồ ngọt như vậy sẽ bị sâu răng đó. Chỉ một cái thôi.

6.きりしか (kirishika)

Về ý nghĩa cũng tương tự như kiri, nhưng có hai điều chú ý với kirishika, thứ nhất nó là cách nói mang hàm ý nhấn mạnh hơn, nhấn mạnh về tính chất duy nhất hay tính hiếm hoi, ít ỏi của sự vật. Thứ hai, nó được sử dụng trong văn nói. Ngoài ra, một khi bạn thấy sự xuất hiện của shika, thì nhất định theo sau đó chắc chắn sẽ là động từ ở thể phủ định, ví dụ:

この商品しょうひん評判ひょうばんがよくて、もう一つきりしかのこっていません。

Sản phẩm này có tiếng tốt, chỉ còn lại duy nhất có một cái.

Trong ví dụ trên, người bán hàng đã sử dụng kirishika để tăng tính nhấn mạnh “chỉ còn lại duy nhất một cái” nhằm tác động đến tâm lý mua hàng của người mua. Hoặc một ví dụ khác:

夫:ビール、ある?

妻:冷蔵庫れいぞうこの中よ。

夫:もう1本きりしかないよ。

Chồng:Có bia không em?

Vợ:Ở trong tủ lạnh đó!

Chồng:Chỉ còn có 1 chai à!

Ví dụ trên, người chồng đã sử dụng kirishika để tăng tính nhấn mạnh về sự ít ỏi còn lại “chỉ còn có 1 chai” thể hiện cảm giác thất vọng của mình.

7.のみしか (nomishika)

Ý nghĩa vẫn tương tự như những mẫu trên, bạn vẫn chỉ dịch là “chỉ” để đề cập đến một đối tượng nào đó riêng biệt. Thế nhưng, nomikiri là cách nói trịnh trọng hơn, bạn sẽ thấy nó hay xuất hiện trong văn cảnh đòi hỏi cách nói thể hiện lịch sự, nó lịch sự hơn cách nói だけしか và きりしか. Và dĩ nhiên, như đã nói ở trên, có sự xuất hiện của しか nên chắc chắn theo sau nó phải là thể phủ định. Ví dụ:

この本には、大正時代たいしょうじだいの問題のみしかろんじられていない。

Cuốn sách này chỉ bàn đến những vấn đề của thời kỳ Taisho.

Với 7 cách dùng trên trong ý nghĩa hạn định, xét về ý nghĩa chúng hoàn toàn giống nhau, bạn chỉ cần lưu ý các yếu tố sau để quyết đình nên sử dụng cái nào nhất là khi làm bài thi trắc nghiệm năng lực Nhật ngữ:

  • Theo sau là phủ định hay khẳng định
  • Dùng trong văn nói hay văn viết
  • Dùng trong văn cảnh thông thường hay lịch sự
  • Có cần yếu tố nhấn mạnh hơn không.

Để ôn lại bài, bạn có thể tự trả lời các yếu tố trên tương ứng với những cách dùng hạn định nào.

Viết bình luận

Comment