in Tiếng Nhật tổng hợp

Đừng thêm trợ từ は (wa) vào những nghi vấn WH

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Thì ra là thế
Mình không biết có cách gọi nào chung bằng tiếng Nhật cho tất cả những dạng nghi vấn WH (trong tiếng Anh) không, nên tạm dùng cách nói “nghi vấn WH” để chỉ đến những cách hỏi như sau:

誰   だれ   who      ai

何   なに   what       cái gì

どれ/どの      which    cái nào

いくら      how much  bao nhiêu

いつ       when    khi nào

どう       how     thế nào

Những hình thức nghi vấn trên tạm gọi là nghi vấn WH, nó ám chỉ đến một mẫu thông tin ẩn giấu nào đó trong câu, chính vì thế bạn không thể gắn kèm nó với trợ từ は – wa, chính bản thân trợ từ wa đã chỉ đến một thông tin mà người nghe đã biết nhằm làm chủ đề cho câu. (xem kĩ hơn bài trước).

Dầu vậy, bạn lại có thể gắn kèm nó với những trợ từ khác tuỳ theo trường hợp. Ví dụ:

来ましたか。 ← đúng ngữ pháp

来ましたか。 ← sai ngữ pháp

Ai đã đến vậy?

しましたか。 ← đúng ngữ pháp

しましたか。 ← sai ngữ pháp

Bạn đã làm gì?

何ページ読みましたか。 ← đúng ngữ pháp

何ページ読みましたか。 ← sai ngữ pháp

Bạn đọc trang nào?

どれ食べましたか。 ← đúng ngữ pháp

どれ食べましたか。 ← sai ngữ pháp

Bạn đã ăn cái nào?

どの辞書買いましたか。 ← đúng ngữ pháp

どの辞書買いましたか。 ← sai ngữ pháp

Bạn đã mua từ điển nào?

Điều này thoạt có vẻ đơn giản nhưng nhiều khi chính người học được hiểu theo quán tính hoặc bắt chước người dạy mà không phải suy ra từ việc hiểu bản chất của trợ từ wa. Bạn có thể dễ dàng trả lời những câu hỏi trên không, giả sử với câu hỏi cuối bạn sẽ trả lời thế nào?

A:どの辞書買いましたか。Bạn đã cuốn mua từ điển nào?

B:この辞書買いました。Tôi đã mua cuốn từ điển này!

Nhận định, câu hỏi và câu trả lời sử dụng cùng một trợ từ và hoàn toàn lặp lại câu trúc trước kể cả động từ. Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Nhật, việc nhấn mạnh điều ngày sẽ giúp người học tiến bộ nhanh qua cách hỏi và lặp lại nguyên cấu trúc như thế.

Nếu khẳng định trợ từ wa không đi với nghi vấn WH, vậy bạn có từng nghe nói:

お名前は、何ですか?

Bạn tên là gì?

Tại sao trong câu trên trợ từ wa vẫn xuất hiện đó thôi?

Thực chất, trợ từ wa trong câu trên không đi kèm với 何 nhưng là 名前. “tên” là thông tin mà người nghe đã xác định (không phải năm sinh, chiều cao…) chỉ là không biết “tên gì”.

Những điều như thế này trong trường học không ai mổ xẻ ra cho bạn, nhưng hy vọng trắc nghiệm giúp bạn cái nhìn để “hiểu” tiếng Nhật, không phải “thuộc” tiếng Nhật.

Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Thì ra là thế

Viết bình luận

Comment