in Tiếng Nhật tổng hợp

Cách diễn đạt ý nghĩa “giới hạn, phạm vi” trong tiếng Nhật

 Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Hại não với ngữ pháp tiếng Nhật trung cấp [N2].

Bài này mình sẽ trình bày những điểm ngữ pháp tiếng Nhật diễn đạt ý nghĩa một giới hạn hay một phạm vi nào đó mà sự việc diễn ra. Khi dịch ra tiếng Việt, nó thường được nói kiểu như “trong suốt….”, “toàn bộ…”, “trong giới hạn có thể…”. Ví dụ: “Trong tất cả các môn học sinh đó đều có thành tích tốt!”. Tương tự như vậy, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những lối nói như thế, và khi đó bạn cần nắm vững những điểm ngữ pháp sau đây.

1.~にわたって/~にわたる/ ~にわたった/~にわたり (ni wataru)

~にわたる (ni wataru) có nghĩa là “trong toàn bộ một phạm vi” nào đó. Phạm vi này cũng có thể là thời gian, có thể là địa lý hoặc một tập hợp những sự vật có cùng một chủ đề chung.

Công thức:

N + ~にわたって

Ví dụ:

その学生は各学科かくがっかにわたり成績せいせきがいい。
Học sinh đó tất cả các môn đều có thành tích tốt.

二年間にわたる留学りゅうがく生活せいかつの間、奨学金しょうがくきん以外いがいはアルノベイトをした。
Trong suốt hai năm du học, ngoài học bổng tôi đã đi làm thêm.

明日は東北とうほく地方ちほう全域ぜんいきにわたってゆきります。
Ngày mai toàn bộ vùng đông bắc có tuyết rơi.

いえうために、銀行ぎんこうで35年にわたるローンをんだ。
Để mua nhà, tôi đã làm thủ tục vay ngân hàng trong vòng 35 năm.

2.~を通じて/~通して (~wo tsuujite)

~を通じて (~wo tsuujite) có nhiều ý nghĩa nhưng trong bài này được sử dụng với ý nghĩa là “trong suốt”. Thường đi kèm với danh từ chỉ thời gian để diễn đạt ý nghĩa này. Ngoài ra ~を通じて (~wo tsuujite) thường kết hợp với văn mang tính ý chí và mang tính tích cực.

Công thức:

N (thường là danh từ chỉ thời gian) + ~を通じて/~通して

Ví dụ:

その国は一年を通じて/~通してあたたかい。
Quốc gia đó suốt năm ấm áp.

中学生ちゅうがくせい時代じだいを通じて彼女はいつもクラスのリーダーだった。
Trong suốt thời trung học, cô ấy luôn là người dẫn đầu lớp.

この政策せいさく全国ぜんこくを通じて適用てきようだった。
Chính sách này phù hợp trong cả nước.

留学生りゅうがくせい時代を通して、私は先生や友達からとてもいい影響えいきょうけた。
Trong suốt thời gian du học, tôi đã nhận được ảnh hưởng rất tốt từ thầy giáo và bạn bè.

Bạn thấy đó, tất cả ngữ cảnh trong những ví dụ trên đều là những ý nghĩa tích cực, ý nghĩa tốt…Trong đề thi trắc nghiệm, bạn có thể sử dụng yếu tố này để loại trừ đáp án không thích hợp.

3. ~だけ/~だけの (~dake)

だけ có nghĩa là “chỉ” (chỉ có) nếu đi kèm với danh từ. Tuy nhiên, trong bài viết này, ~だけ mang ý nghĩa “trong một phạm vi nào đó có thể”. Từ quen dùng là できるだけ với ý nghĩa là: cố gắng, trong khả năng có thể.

Công thức:

連体修飾型れんたいしゅうしょくがた (Một mệnh đề bổ nghĩa, nhưng chỉ ở thể khăng định, N cũng không dùng) + ~だけ/~だけの

Ví dụ:

放題ほうだいというのは、食べたいだけ食べても良いということです。
Ăn tự do có nghĩa là toàn bộ những gì muốn ăn đều được
(trong phạm vi “muốn ăn” thì đều có thể ăn được)

ここにあるものをできるだけたくさんはこんでください。
Đồ ở đây nếu có thể được thì cứ chuyển đi thật nhiều.
(cứ chuyển đi hết trong khả năng có thể được)

分かっているだけのことはもう全部ぜんぶはなしました。
Những gì tôi biết thì tôi đã nói hết rồi.
(trong phạm vi những gì tôi biết là tôi nói hết)

だけのものを、持ってかえってください。
Những gì mang được hãy mang về hết đi!

4. ~かぎり/かぎりの (~kagiri)

~かぎり là ngữ pháp tiếng Nhật diễn đạt ý nghĩa “toàn bộ ~/ trong giới hạn có thể ~”.

Công thức:

V / N の + かぎり

Ví dụ:

戦後せんごこのほとりは見渡みわたかぎり焼け野原やけのはらだった。
Sau chiến tranh, vùng này đảo mắt nhìn quanh chỉ toàn là thảo nguyên khô cằn.
(trong phạm vi/giới hạn đảo mắt nhìn quanh thì chỉ toàn thấy thảo nguyên khô cằn)

何か私にお手伝てつだいできることがあったら教えてください。できるかぎりのことはいたしますから。
Nếu tôi có thể giúp được gì thì hãy chỉ cho tôi nhé. Trong khả năng (giới hạn/phạm vi) có thể, tôi sẽ làm.

いのちのある限り約束やくそくまもります。
Trong đời mình, tôi luôn giữ lời hứa.

さあ、いよいよ明日は入学試験にゅうがくしけんだ。ちからのかぎり頑張がんばってみよう。
Chà, ngày mai là thi nhập học rồi. Cố gắng hết sức xem sao.

 Bạn đang đọc bài viết thuộc chuyên đề Hại não với ngữ pháp tiếng Nhật trung cấp [N2].


Thể hiện sự quả quyết bằng tiếng Nhật

Bài này mình sẽ liệt kê những điểm ngữ pháp tiếng Nhật giúp bạn thể hiện một quyết định mang tính dứt khoát, quả quyết bằng những cách biểu đạt thích hợp. Trong rất nhiều ngữ cảnh thường ngày, bạn sẽ cần đến nó để ...
Đọc tiếp

Những cách nói rủ rê, khuyên bảo, cấm đoán trong tiếng Nhật

Khi bạn muốn rủ rê, khuyên bảo, hay cấm đoán ai đó làm một việc gì đó, bạn sẽ sử dụng những cách nói thế nào? Rõ ràng có những mức độ cho vấn đề này, bài viết sẽ sắp xếp các điểm ngữ pháp ...
Đọc tiếp

Cách diễn đạt ý nghĩa “giới hạn, phạm vi” trong tiếng Nhật

Bài này mình sẽ trình bày những điểm ngữ pháp tiếng Nhật diễn đạt ý nghĩa một giới hạn hay một phạm vi nào đó mà sự việc diễn ra. Khi dịch ra tiếng Việt, nó thường được nói kiểu như "trong suốt....", "toàn bộ...", "trong giới ...
Đọc tiếp

Cách diễn đạt ý nghĩa “khởi điểm…kết thúc điểm” trong tiếng Nhật

Ý nghĩa "khởi điểm/kết thúc điểm" nghe có vẻ khó hiểu với nhiều bạn. Thực ra đây cũng chỉ là một cách nói rất thường xuyên bắt gặp hay sử dụng trong giao tiếp. Đó là khi bạn muốn nói "trước tiên là kể đến...ngoài ...
Đọc tiếp

Cách nói “thêm vào, bổ sung vào…” trong tiếng Nhật

Trong giao tiếp hằng ngày, ngay cả đối với tiếng Việt, sẽ rất nhiều khi bạn muốn bổ sung thêm một ý nào đó bên cạnh ý đã có trước. Đây là cách diễn đạt nhấn mạnh yếu tố mà bạn muốn bổ sung vào ...
Đọc tiếp

Cách nói “không chỉ…mà còn…” trong tiếng Nhật

Ở bài trước, mình đã nói về cách diễn đạt ý nghĩa hạn định trong tiếng Nhật. Bài này sẽ đề cập đến ý nghĩa không hạn định. Không hạn định ở đây có nghĩa là, khi bạn muốn nói không chỉ có phạm vi ...
Đọc tiếp

Cách diễn đạt ý nghĩa hạn định trong tiếng Nhật

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ tiếp tục trình bày những điểm ngữ pháp trung cấp (tương đương trình độ JLPT N2) xoay quanh chủ đề "hạn định trong tiếng Nhật". Hạn định có nghĩa là giới hạn được định bởi chủ ý của ...
Đọc tiếp

Diễn đạt đối tượng của động tác trong tiếng Nhật như thế nào?

Chào các bạn, bài này sẽ liệt kê những điểm ngữ pháp trung cấp với ý nghĩa diễn đạt đối tượng của động tác/sự vật/sự việc trong tiếng Nhật. Trong quá trình giao tiếp, sẽ có lúc bạn muốn nói những dạng câu như "về ...
Đọc tiếp

Viết bình luận

Comment